Vị trí và giá trị kinh tế của cây tre trong nền kinh tế nước ta

Vị trí và giá trị của cây tre trong nền kinh tế

Bên cạnh hoa sen, trống đồng hay tà áo dài, cây tre cũng được xem như một biểu tượng mang đậm sắc màu văn hóa người Việt. Cây tre không chỉ đem đến giá trị tinh thần mà còn là nguồn nguyên vật liệu quan trọng trong đời sống. Đặc biệt từ xa xưa, tre đã được dùng để làm nhà, làm hàng rào bảo vệ xóm làng. Nó còn là nguồn thực phẩm nuôi sống con người. Để hiểu rõ hơn về giá trị kinh tế của cây tre trong nền kinh tế nước ta, bạn đọc hãy dành chút thời gian theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Trong xây dựng

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp xây dựng đã gây sức ép nặng nề đến môi trường, khí hậu. Điều này đã khiến con người tìm đến các nguyên vật liệu tự nhiên. Trong đó cây tre là loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi và đa dạng nhất trong xây dựng.

Sự xuất hiện của tre đã góp phần tạo ra môi trường sống trong lành, thân thiện với sức khỏe con người. Với đặc tính bền chắc, khả năng chống thấm, chống cháy tốt, tre trở thành lựa chọn hàng đầu cho các công trình kiến trúc xanh. Mở ra xu hướng phát triển mới của kiến trúc xây dựng thế kỷ XXI.

Vị trí và giá trị của cây tre trong nền kinh tế
Vị trí và giá trị của cây tre trong nền kinh tế

Trong xây dựng, giá trị kinh tế của cây tre được biết đến là kèo, là cột làm nhà. Để xây dựng thi công tre trúc trang trí phục vụ cho nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,… Cây tre khô trang trí đang rất được ưa chuộng tại các khu vực thành thị.

Tre còn góp mặt trong các công trình thủy lợi. Đóng vai trò ngăn đê, đắp đập,.. phát triển thủy điện.

Với nhiều giá trị nổi bật, tre trúc vẫn giành được vị trí đặc biệt trong ngành xây dựng. Dù hiện nay có rất nhiều vật liệu công nghiệp hiện đại như bê tông cốt thép. Nó vừa thể hiện được bản sắc văn hóa, là nét rất riêng của dân tộc Việt Nam. Mà vẫn đảm bảo được tính bền chắc, sự an toàn và tính thẩm mỹ của mọi công trình.

Trong công nghiệp

Vị trí và giá trị kinh tế của tre được xem là sản phẩm mũi nhọn trong việc phát triển công nghiệp. Các vật liệu, hàng hóa làm từ tre trúc đã xuất hiện và ưa chuộng từ rất lâu trên thị trường thế giới. Điển hình như ván tre ép, sàn tre,…

Ở nước ta, trong nhiều năm trở lại đây, tre đã được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các mặt hàng có sức tiêu thụ lớn. Tiêu biểu như làm chiếu tre, đũa tre, mành che, sản xuất giấy viết. Tinh than tre được chiết xuất để làm dầu gội, kem đánh răng, sữa tắm, hóa chất,…

Do các vật liệu tre có độ bền cao, độ cứng tốt, tính ổn định nên tre được ứng dụng phổ biến trong công nghiệp xây dựng. Các nhà hàng ăn uống, khu du lịch nghỉ dưỡng, hồ bơi, sân bay,… đều có sự xuất hiện của nghiên liệu tre.

Chính vì vậy, tre được đánh giá là vật liệu xanh tương lai. Nó dần thay thế vật liệu gỗ, xi măng, cốt thép,… Vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp bảo vệ sức khỏe, thân thiện với môi trường. Nguyên liệu tre có thể ứng biến linh hoạt trong công nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cực kỳ lớn cho người nông dân.

Chế tác, sản xuất đồ dùng công mỹ nghệ

Sự sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ, tre đã đem lại giá trị kinh tế cực kỳ lớn. Nguồn thu từ các sản phẩm chế tác bằng tre có thể kể đến như: Bộ ấm tách pha trà, nhà tre mô hình, chậu trồng cây cảnh, thang tre trang trí, ly cốc tre, bộ cối chày làm bằng tre, hộp đựng quà lưu niệm, cơi cắm hoa bằng ống tre,….

Tất cả các sản phẩm này đều có giá bán khá rẻ. Trung bình chỉ từ 20.000vnđ – 150.000vnđ mọi người đã có thể sở hữu những món đồ thủ công mỹ nghệ mới lạ, độc đáo và bền đẹp từ tre. Với sức tiêu thụ lớn, đánh trúng vào tâm lý, sở thích của người tre, người có hơi hướng hoài cổ, giá trị kinh tế của tre cũng đã và đang được khai thác triệt để trong ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ.

Trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp, hình ảnh cây tre đã gắn bó và đóng vai trò không nhỏ trong lao động sản xuất. Các dụng cụ nông nghiệp được làm từ tre không thể thiếu với người dân Việt có thể kể đến như: cán cuốc, cày, bừa, cán xẻng, làm gầu tát nước, rổ tre, thúng tre, quang gánh tre,…. Tất cả các vật dụng này đều gắn liền với nền văn hóa lúa nước của dân tộc ta. Ngày ngay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất nông nghiệp đã dần thay thế bằng sức máy nên các vật dụng từ tre cũng ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên, các vật dụng làm từ tre cũng không thể thiết ở các làng quê Việt.

Trong đời sống

Đời sống xa xưa của con người khi chưa có sự xuất hiện của sắt, thép, nhựa,.. thì tre là nguyên liệu chính để chế tác ra các đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Người dân thường chế tác, sử dụng các cót tre, liếp tre, mê bồ, bàn ghế bằng tre, giường tre,…Rất mộc mạc, đơn sơ mà bền đẹp, mang phong cách rất riêng. Đem lại cảm giác bình dị, thân thuộc với mọi người.

Giá trị kinh tế của cây tre
Giá trị kinh tế của cây tre

Hiện nay, đâu đó trong các gia đình ở làng quê Việt, các vật dụng này vẫn còn được lưu giữ và sử dụng. Không chỉ giúp người dân tiết kiệm chi phí mua sắm vật dụng sinh hoạt mà nó còn là cách để chúng ta có thể giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Như một niềm tự hào trường tồn của người Việt.

Ngoài việc làm vật dụng sinh hoạt, măng tre, măng trúc còn là thực phẩm thơm ngon trong các bữa ăn của con người. Trong lá tre còn có những dược chất có thể chiết xuất làm dược liệu, làm các bài thuốc nam. Đặc biệt người xưa thường dùng lá tre cùng một số cây thuốc nam khác để xông hơi, giải cảm rất hiệu quả mà an toàn cho sức khỏe.

Những lũy tre quanh nhà, quanh xóm làng còn là hàng rào vững chắc để bảo vệ con người khỏi sự tấn công của thú rừng. Nó còn giúp chống xói mòn, chống sạt lở đất và cho bóng mát,…

Lời kết

Nội dung bài viết cho thấy vị trí và giá trị kinh tế của cây tre với người dân Việt là rất to lớn. Hiện nay các công trình kiến trúc đang có xu hướng tìm về cội nguồn và tre chính là vật liệu chủ đạo trong các ý tưởng độc đáo và đầy sáng tạo này. Nếu mọi người cần tư vấn hỗ trợ hướng dẫn, thi công các công trình từ tre trúc đừng ngại liên hệ đến Tre Trúc Huy Hoàng nhé!

Bình chọn