Nhà sàn – một sản phẩm văn hóa đặc sắc, thấm đượm hình ảnh đời sống vật chất, tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số. Nguyên liệu làm nhà sàn chủ yếu là các vật liệu từ tự nhiên như tre, nứa, gỗ,… Việc bảo tồn giữ gìn các nếp nhà sàn trong bối cảnh giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra mạnh mẽ hiện nay là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng Tre Trúc Huy Hoàng đi tìm hiểu đặc điểm, chức năng, kiến trúc các loại nhà sàn đẹp và độc đáo ở Việt Nam hiện nay.
Nhà sàn là gì?
Nhà sàn hiểu theo một nghĩa tổng quát đó là một công trình kiến trúc có mái che. Dùng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhau. Cấu trúc mặt sàn được xây cất bằng nguyên liệu như tre hóp đá, tre luồng, gỗ, liên kết lưng chừng ở các hàng cột một cách chắc chắn. Dưới gầm sàn là một kho vật dụng dùng để chứa củi, nông cụ hoặc có thể là nơi chăn thả gia súc, gia cầm. Một số dân tộc cũng có thể bỏ trống phần gầm sàn.
Nhà sàn tồn tại không chỉ ở vùng miền núi Việt Nam. Mà nó còn phổ biến ở một số nước ở Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới. Kiểu kiến trúc nhà sàn đẹp rất thích hợp với những nơi có địa hình phức tạp. Như lưng chừng núi, ven sông, suối, đầm lầy bởi nó thích nghi với địa hình rất tốt.
Chức năng nhà sàn
Nhà sàn Việt Nam có chức năng chung tương đối đa dạng. Nó là nơi thực thi tập tục, các nghi lễ. Là nơi tiếp khách, tổ chức các sự kiện trọng đại của một buôn làng nào đó. Là nơi các già làng tập hợp mọi thành phần trong buôn làng thông báo, trao đổi những việc hệ trọng của buôn làng.
Nhà sàn dân tộc Thái từ xưa đến nay luôn có chức năng lớn nhất là nơi tổ chức lễ hội tâm linh cộng đồng, truyền đạt những nét văn hóa cho thế hệ sau gìn giữ.
Nhà sàn Tây Nguyên hay Tây Bắc cũng đều còn có chức năng ngoài ra nữa đó là lưu giữ các hiện vật truyền thống như cồng, chiêng, trống đồng, sinh vật tế lễ, các bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương, việc tặng thưởng của các tổ chức quốc tế lẫn quốc gia.
Nguyên liệu làm nhà sàn đẹp
Mỗi dân tộc thiểu số khác nhau lại có nét văn hóa thiết kế nhà sàn dân tộc khác nhau, tùy theo điều kiện sống. Tuy vậy, để đánh giá chung vật liệu xây dựng nhà này ở các dân tộc không khác nhau. Nguyên vật liệu chủ yếu là gỗ, song, cây mây, cây tre, bương, vầu được tận dụng và khai thác ở các khu rừng nhiệt đới, khu rừng nơi điều kiện tự nhiên đáp ứng được.
Mặc dù sử dụng các nguyên liệu đơn sơ và có thể hoàn toàn không dựa vào máy móc nhưng kiến trúc luôn vững chãi nhờ sự phối hợp lý trong tỉ lệ kết cấu của khung gỗ. Phần mái nhà luôn được thiết kế với độ dốc lớn có thể có dạng 2 mái, 3 mái hoặc 4 mái. Ngoài ra vật liệu làm mái là lá gồi, lá cỏ tranh hay ngói âm dương độc đáo.
Địa chỉ bán tre nứa giá rẻ chất lượng tại TPHCM.
Kiến trúc nhà sàn Tây Bắc
Nhà sàn dân tộc Thái
Nhà sàn dân tộc Thái truyền thống được làm 100% từ các nguyên liệu tự nhiên. Thành phần chủ yếu của ngôi nhà gồm gỗ, tre, nứa, song, mây, kè, cọ, cỏ tranh… Dân tộc Thái luôn có đức tính cần cù tỉ mỉ. Để cất lên được một ngôi nhà, khâu chuẩn bị gỗ vô cùng công phu.
Chất liệu gỗ có mặt trong hầu hết các kết cấu quan trọng nhất của ngôi nhà dân tộc Thái, đó là cột, kèo, quá giang, xà dọc, xà ngang. Những thanh gỗ đó chủ yếu được chọn là các cây gỗ to, được đốn hạ vào đông để tránh mối mọt. Công việc khai thác, vận chuyển chủ yếu dựa vào sức người và sự đoàn kết trong buôn làng. Cho nên sự tương trợ lẫn nhau trong đời sống của người dân tộc Thái tương đối rõ nét.
Nhà dân tộc Tày
Hoàn thành được một ngôi nhà sàn dân tộc Tày phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Bắt đầu kỳ công, tỉ mỉ từ khâu chọn vật liệu và các yếu tố xung quanh. Đến khi bắt tay vào dựng nhà, người thợ lành nghề cũng phải rất khéo léo để có thể dựng từng cây cột và ghép từng mảnh gỗ sao cho thật khớp, thật đúng vị trí để ngôi nhà được vững trãi, bền lâu.
Nhà sàn dân tộc Tày thường có từ 4 – 7 gian, 02 mái, sử dụng nguyên liệu lá cọ. Đặc biệt quan niệm cột nhà phải là số chẵn dao động từ 24 đến 38. Phần gian nhà chính chia thành 2 phần, phòng sinh hoạt của gia đình và phòng khách. Bàn thờ Tổ tiên luôn được đặt ở gian giữa, đảm bảo trang nghiêm, ấm cúng.
Trong những gian sinh hoạt khác lại dành cho người già, phòng bên trái, phía sau bàn thờ được dành cho những cặp vợ chồng mới cưới, phòng bên phải dành cho các con. Một phong tục nữa của người dân tộc Tày đó là cầu thang đi bộ lên nhà phải theo hướng Đông hoặc hướng Nam.
Vách Tre Trang Trí | Chuyên Làm Vách Ngăn Bằng Tre Trúc
Nhà sàn Tây Nguyên
Khu vực Tây Nguyên, nắng lắm mưa nhiều. Người dân nơi đây khắc phục mưa nắng, thường thiết kế nhà theo hướng Bắc – Nam. Một phần để đón được gió mát mà không nắng buổi chiều. Nhà sàn Tây Nguyên thường được thiết kế khoảng từ 3 đến 7 gian nhà, căn cứ vào lượng người cùng sinh hoạt. Chiều rộng tiêu chuẩn khoảng 5.6 – 7m và chiều dài 1 gian khoảng 3m.
Những ngôi nhà sàn tại Tây Nguyên xây dựng nên tốn rất nhiều công sức cũng như nhân công. Có một đặc điểm là chất liệu làm nên nhà sàn đẹp ở Tây Nguyên là những cây gỗ to, nguyên khối, sử dụng chủ yếu là lá cỏ tranh lợp mái nhà. Chiều rộng cột trong nhà có động rộng khoảng 30 – 40cm được đặt chồng lên nhau hay ghép vào nhau trùng khít để có một kết cấu vững chắc.
Nhà Rông – Văn hoá tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên
Lời kết
Từ bao đời nay, nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam được lưu giữ. Nhà sàn truyền thống không chỉ thuần túy là chốn đi về, nơi sinh sống của mọi người.
Hình ảnh nhà sàn đẹp bên bếp lửa, người già lưu giữ, truyền lại cho con cháu những văn hóa tốt đẹp nhất, những tập tục, nghệ thuật, tâm lý, tình cảm hay những ý niệm về tín ngưỡng, tôn giáo sẽ luôn là nét độc đáo trong văn hóa các dân tộc Việt Nam. Những nét văn hóa đặc sắc, đặc trưng nhất của con người đồng bào dân tộc thiểu số đều được sản sinh, bồi đắp, nuôi dưỡng, truyền lại.
Bài viết liên quan: