Nhà rông là một nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Loại hình nhà này đã in đậm trong tâm trí bao thế hệ bà con dân tộc nơi đây và cũng là nét đẹp đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Để hiểu rõ hơn về chức năng, ý nghĩa của công trình nhà rông tây nguyên bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây nhé!
Nhà rông là nhà gì?
Nhà rông là một loại nhà sàn đặc trưng của cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Thường gọi là nhà rông Tây Nguyên. Thường được sử dụng làm nơi tụ họp của buôn làng. Loại hình nhà văn hóa này chỉ có ở các buôn làng người dân tộc Ba na, Gia Rai ở phía Bắc vùng Tây Nguyên. Phổ biến nhất là ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai.
Từ lâu, nhà rông ở tây nguyên đã được biết đến là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc Việt. Nó được đồng bào các dân tộc lưu giữ qua nhiều thế hệ và vẫn tiếp tục phát huy nét văn hóa đặc trưng trong xã hội hiện nay.
Xem thêm: Nhà sàn – Nét đặc trưng văn hóa riêng của mỗi dân tộc Việt Nam.
Đặc điểm chung nhà rông
Là nét đặc trưng riêng biệt của người Tây Nguyên nhưng mỗi dân tộc sẽ có những sáng tạo riêng biệt theo văn hóa của đồng bào mình. Tuy vậy, nhà rông ở tây nguyên vẫn được thiết kế với những điểm chung là:
- Sử dụng vật liệu chính là tre, lồ ô, cỏ tranh lợp nhà,…
- Nhà được xây dựng trên những cây cột có kích thước lớn từ những cây đại thụ, thẳng đều và chắc chắn.
- Địa điểm xây dựng là khoảng đất rộng nhất ở trung tâm của buôn làng.
- Nhà rông Tây Nguyên thường có chiều dài khoảng 10m, cao 15 – 5m và rộng từ 4 – 6m. Nóc nhà được thiết kế 2 mái, thường được lợp bằng cỏ tranh hoặc lá cây.
- Sàn nhà được ghép với nhau từ những cây lồ ô hoặc ván gỗ.
- Ở hai đầu nhà được đặt 2 bếp lửa để sưởi ấm và tổ chức lễ hội.
- Vách nhà được đan từ tre lồ ô hoặc tre nứa. Tạo ra nét văn hóa lạ mắt và độc đáo.
- Cầu thang lên xuống thường được làm bằng các cây gỗ lớn. Gồm có 7 hoặc 9 bậc.
Chức năng của nhà rông tây nguyên
Nhà Rông của người Tây Nguyên được thiết kế với 5 chức năng chính là:
Là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của buôn làng
Nhà Rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là nơi thực hiện các nghi thức cúng lễ các vị Thần. Các vị thần này được gọi chung là “Yàng”. Những nghi thức cúng lễ quen thuộc là: Lễ cầu an, cầu cúng đẩy lùi dịch bệnh, lễ tạ ơn Yàng, mừng nhà mới, lễ chiến thắng,….
Là trụ sở của bộ máy quản trị của buôn làng
Là nơi hòa giải các xích mích, mâu thuẫn của dân làng trong cuộc sống. Là nơi xử kiện các vụ kiện cáo của các thành viên trong cộng đồng. Là nơi xử kiện và kết lộ loạn luân,…
Là trung tâm chỉ đạo các hoạt động sinh hoạt sản xuất
Cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên dùng nhà này để bàn bạc kế hoạch nuôi trồng. Đồng thời cũng là nơi chỉ đạo các hoạt động sản xuất, trồng trọt và thu hoạch mùa màng.
Là trung tâm chỉ huy chiến đấu của thời xưa
Thời xa xưa, khi còn đất nước còn chiến tranh, bom đạn. Nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên được dùng để làm nơi bàn bạc, chỉ đạo và thực hiện các cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng. Đây cũng là nơi để trả thù, rửa nhục cho các thành viên trong cộng đồng khi bị người của dân tộc khác tấn công hoặc xâm hại.
Là nơi để thực hiện các sự kiện quan trọng của một đời người
Từ lúc sinh ra, trưởng thành, dựng vợ gả chồng và các sinh hoạt cộng đồng. Người dân trong buôn làng đều sử dụng nhà rông để thực hiện các sự kiện trọng đại này.
Nhà rông của dân tộc nào?
Bình thường chúng ta vẫn quen gọi là nhà rông tây nguyên là nét đẹp văn hóa của cộng đồng người dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên chi tiết hơn thì nhà Rông là nhà truyền thống của đồng bào người dân tộc Ba Na thuộc tỉnh Kon Tum. Đây là ngôi nhà đặc biệt, mang trong mình rất nhiều ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt của đồng bảo nơi đây. Nó cũng gắn liền với truyền thuyết hình thành nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên
- Là nơi ẩn chứa đựng nét đẹp văn hóa tâm linh bền vững và trường tồn của người dân Tây Nguyên.
- Là nét đẹp văn hóa tinh thần, chứa đựng biết bao mồ hôi, nước, mắt và cả máu. Thể hiện niềm kiêu hãnh và tinh thần tự tôn của cộng đồng dân tộc Việt. Là điềm dự báo về những ước mong cao cả của con người trước thiên nhiên bao la, vũ trụ rộng lớn.
- Là nơi thể hiện lòng đoàn kết dân tộc. Là sự gắn bó keo sơn của người dân Tây Nguyên nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung.
- Gắn liền với nét đẹp văn hóa, tinh thần và đời sống sinh hoạt của một cộng đồng dân cư. Mang đậm sắc màu Tây Nguyên.
- Là di sản văn hóa quý báu, được xem là trái tim của dân làng. Là nơi cất giữ sử thi và huyền thoại dân tộc.
Xem thêm: Thi công nhà mái lá giá rẻ tại TP.HCM và các tỉnh
Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên
Vị trí xây dựng
Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên, việc xây dựng phải tuân thủ theo những nghi thức tâm linh nhất định. Nơi xây dựng phải là khu vực cao ráo, rộng rãi. Đảm bảo được tính thoát mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Ngoài ra, vị trí đặt nhà Rông phải là trung tâm của buôn làng. Thể hiện được “trái tim” của cộng đồng dân tộc. Diện tích xây dựng phải đủ rộng, có thể làm nơi tập trung cho lượng người gấp ít nhất 3 lần tổng số dân cư trong làng.
Hình dáng và kích thước
Hình dáng được ví như một cánh buồm no nó. Nếu ví von gần gũi hơn thì nó giống như lưỡi búa hoặc lưỡi rìu của người dân. Tuy nhiên, hình dáng thực tế của nó là hình elip. Có thể tránh được sức cản gió một cách tốt nhất. Về kích thước thường dao động với độ cao từ 8 – 20m. Thông dụng nhất là trong khoảng 15 – 16. Tuy nhiên cũng có những ngôi nhà cao được thiết kế cao đến khoảng 30m. Thường có chiều dài khoảng 10m và chiều rộng là hơn 4m.
Với kích thước này, nhà này được phân loại thành 2 loại. Một loại là nhà rông đực và một loại nhà rông cái. Trong đó, nhà đực có phần mái cao chót vót, có hà có thể cao đến khoảng 30m.
Nguyên liệu làm nhà rông
Nguyên liệu tre trúc là các vật liệu chủ yếu để làm nhà rông. Thông dụng nhất là: Mây, gỗ, nứa, tre, lá cây, cỏ tranh,….Ngày nay, việc tìm kiếm vật liệu tự nhiên để làm nhà này có phần khan hiếm và khá khó khăn. Vì vậy, chúng bắt đầu được xây dựng bằng các vật liệu thay thế mang tính công nghiệp hơn.
Nhà Rông Kon So Lăl – nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên
Nhà Rông Kon So Lăl là nhà lớn nhất của cộng đồng dân tộc người Tây Nguyên. Căn nhà được xây dựng liên tục trong 4 tháng mới hoàn thiện. Trước đó, người dân trong buôn làng cũng phải mất đến 1 năm để tìm kiếm, chuẩn bị đủ nguyên liệu để làm nhà.
Để thi công, hoàn thiện được căn nhà mang đậm nét đặc trưng dân tộc. Người dân nơi đây đã phải bỏ ra gần 4000 ngày công. Khi hoàn thành, nhà có độ cao là 20m, chiều dài là 23m và độ rộng chính giữa là 12m. Độ rộng ở 2 bên là 10m mỗi bên. Đây cũng chính là căn nhà rông rộng lớn nhất ở Tây Nguyên tính đến thời điểm này.
Lời kết
Trong văn hóa tín ngưỡng, nhà rông của người Tây Nguyên cũng được xem là nơi tôn nghiêm nhất, ý nghĩa nhất của một cộng đồng dân tộc. Chính vì vậy, người dân nơi đây luôn dành đến nhà rông những tình cảm tốt đẹp, kính nể và trân trọng nhất. Hy vọng nội dung chia sẻ của Tre Trúc Huy Hoàng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích.
Bài viết liên quan: