Một số loài tre trúc quan trọng bậc nhất tại Việt Nam hiện nay

Các loại tre trúc đem lại giá trị kinh tế cao

Tre, trúc, lồ ô, luồng, nứa, vầu… là bạn đồng hành gắn bó với người Việt từ thuở khai hoang, nước nước. Nhắc đến cây tre trúc, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam. Vậy theo bạn, đâu là loài tre trúc quan trọng? Bài viết sau đây, Tre trúc Huy Hoàng sẽ gửi đến bạn thông tin về các loài tre trúc quan trọng bậc nhất tại Việt Nam hiện nay nhé!

Vầu

  • Đặc điểm: Cây vầu thẳng và vươn cao, có cây cao tới gần 20m, đường kính thân từ 10 – 12cm, vách thân dày tới 1cm. Cây vầu có 2 loại thân, phần ta nhìn được là thân khí sinh. Còn phần ngầm mọc từ gốc thân khí sinh ra đâm ngang dưới đất gọi là thân ngầm. Thân ngầm sinh trưởng mạnh vào mùa hè, lúc đó thường có mưa. Trên thân ngầm sẽ mọc lên những chồi măng, nó đội đất và vươn lên thành những cây vầu mới. Thân ngầm lan tới đâu là măng vầu mọc lên tới đó. 
  • Phân bố: Cây vầu phân bố chủ yếu ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Nó có nhiều nhất là ở Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Hoà Bình, Thanh Hoá và Quảng Ninh.
Các loại tre trúc đem lại giá trị kinh tế cao
Các loại tre trúc đem lại giá trị kinh tế cao

Lồ ô

  • Đặc điểm: cây lồ ô còn được gọi là tre lồ ô, có tên khoa học là Bambusa balcooa. Là một loại tre có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cây mọc thành bụi và có thể đạt chiều cao lên đến 25m khi trưởng thành. Đường kính của thân lên tới 15cm. Loại tre này cũng giống như các loại tre thông thường khác, có độ đàn hồi và dẻo dai rất tốt.
  • Phân bố: Lồ ô có phân bố rộng khắp vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Song do khai thác lạm dụng làm nguyên liệu, do đốt nương làm rẫy mà hiện nay diện tích rừng Lồ ô chỉ còn lại chủ yếu ở Lâm Đồng. Các tỉnh khác như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai đã từng có nhiều Lồ ô, mà bây giờ khó tìm được một diện tích lớn. Đây là loài cây hoang dại mọc tự nhiên, chưa được gây trồng, chưa có các nghiên cứu về tạo giống và trồng rừng nên chúng đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.

Tre Gai

  • Đặc điểm: cây tre gai có tên khoa học là Bambusa bambos, thuộc họ Lúa. Tre gai thường mọc từng cụm, thân ngầm dạng củ, thân khí sinh cao từ 15 đến 20cm. Lóng dài có màu lục khi còn non được phủ lông cứng màu nâu. Bẹ mo có hình thang, đầu hình cung rộng, hai vai có mũi nhọn nhô cao. Hoa của tre gai có đặc điểm cụm hoa dài, mỗi đốt mang hai hay nhiều bông hoa màu vàng rơm, pha tím nhạt khi còn non.
  • Phân bố: Tre gai phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc, Malaysia, Lào, Thái Lan, Campuchia…. Tại Việt Nam, tre gai phân bố khắp mọi miền từ Hà Giang đến Kiên Giang, Cà Mau. Tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.

 

Tre Luồng

  • Đặc điểm: cây luồng có thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, lóng có màu lục sẫm và phần trên có ít phấn trắng. Mỗi đốt thân có nhiều cành trong đó có một cành to khỏe còn lại khá nhỏ và rủ xuống. Bẹ mo rụng sớm, có màu nâu vàng khi còn nhỏ. Còn về hoa tre luồng không mang lá, có màu lục vàng.
  • Phân bố: Hầu hết tre luồng đều có thể mọc tự  nhiên hoặc trồng thành từng cụm phân tán ở các huyện ven sông Mã thuộc tỉnh Sơn La. Một số huyện ở Thanh Hóa như Lang Chánh, Quan Hóa, Ngọc Lạc… Hiện nay, tre luồng được nhân giống và trồng ở nhiều nơi như Nghệ An, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế…

Tầm Vông

  • Đặc điểm: cây tầm vông còn có tên gọi khác là cây trúc thái, trúc xiêm la là một loại cây thuộc họ tre. Cây có thân thẳng, ít lá, đặc ruột nên khả năng chịu lực, độ bền cực tốt. Các đốt trên cây tầm vông có vách dày hơn so với các đốt tre. Dưới mỗi mắt đốt đều có một vòng trắng. Lá mo của cây tầm vông hình thành theo măng, sống lâu trên thân, bộ phận bẹ mo ôm chặt vào đốt thân tạo nên vẻ đẹp riêng. Ngoài ra, tầm vông có đặc điểm chịu khô hạn rất tốt và có thể trồng ở vùng đất đỏ, đất núi, đất cát…
  • Phân bố: Cây tầm vông phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam Việt Nam như An Giang, Bình Phước…
Các loại tre trúc quan trọng nhất hiện nay
Các loại tre trúc quan trọng nhất hiện nay

Trúc Sào

  • Đặc điểm: cây trúc sào có tên khoa học là Phyllostachys edulis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Cây trúc sao là loại tre không có gai nhọn, lá nhỏ, cây mọc tản. Thân đứng thắng, thân ngầm dạng roi và không có ngọn cong rủ. Kích thước trung bình của trúc sào cao 10m, đường kính 5cm, lóng dài 25cm, thân cây tươi nặng 6kg.
  • Phân bố: Cây Trúc Sào được trồng nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới vùng núi cao trung du miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên…

Tre Mạnh Tông

  • Đặc điểm: Tre Mạnh Tông là loại tre mọc thành cụm và không có gai. Thân cây thẳng, tròn đều cao từ 12 đến 15m, đường kính thân từ 5 đến 11cm, vách thân dày 2,2m, ngọn cong rủ và lóng dài từ 32 đến 40cm. Ngoài ra, thân tre Mạnh Tông có nhiều lông mịn màu hung. Phía trên và vòng mo phủ một lớp lông mịn màu hung, cao 1,1cm.
  • Phân bố: Tre Mạnh Tông được trồng và phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Bình…

Mạnh tông to (luồng nước)

  • Đặc điểm: Mạnh tông có có thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm tương đối to, thẳng và vách dày. Chiều cao thân từ 15 đến 20cm, đường kính từ 7 đến 15cm, ngọn dài và rủ xuống. Lá có hình lưỡi mác dài, mặt dưới phủ lông mềm và lớp mo ngoài cùng có màu nâu đen. Về hoa của mạnh tông to cụm hoa không lá, dài tới 50cm, mỗi đốt có nhiều bông hoa nhỏ, dẹt dài 6 đến 9mm.
  • Phân bố: Mạnh tông tô được trồng thích hợp với địa hình đồi núi thấp, loại đất tầng dày, tơi xốp và nhiều bùn. Chúng phân bố chủ yếu ở vùng núi đá vôi Hòa Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình…

Mạnh tông hoa to (tre ngọt)

  • Đặc điểm: Tre ngọt là loại tre lấy măng, chúng sinh trưởng ở điều kiện nhiệt độ trung bình từ 18 đến 35 độ C, lượng mưa từ 1500 đến 2000mm/năm và số giờ nắng từ 1200-2600 giờ/năm. Đây là giống tre mới được đưa vào khai thác ở nước ta và có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các giống tre lấy măng khác. Tre ngọt có tai măng hơi tù, không nhọn. Thân măng có nhiều lông màu hung, khá mịn. Đường kinh thân từ 12 đến 20cm và cao từ 10 đến 15m. Đốt tre ngọt không rõ vòng mo mà chỉ nổi mắt lóng. Hơn nữa, đốt tre gần gốc không nổi nhiều rễ và mỗi đốt có nhiều cành nhỏ phân thành cụm khóm.
  • Phân bố: Mạnh tông hoa to có nguồn gốc từ đảo Đài Loan và Trung Quốc. Ở Việt Nam, tre ngọt được trồng chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Dương, vùng Trung Du, Đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam Bộ.

Lời kết

Vầu, lồ ô, tre gai, trúc sào, tầm vông, luồng, tre mạnh tông với những ưu điểm vượt trội so với các loài tre trúc khác. Đây là những loài tre trúc đem lại giá trị kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Như vậy, với một số loại tre trúc quan trọng mà Tre Trúc Huy Hoàng đề cập trong bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích nhé!

5/5 - (1 bình chọn)