Đan cót tre có mấy bước? Một số làng nghề đan cót nổi tiếng

Đan cót tre

Nhu cầu sử dụng cót tre trong cuộc sống thường nhật, xây dựng, trang trí,… ngày càng nhiều. Chính điều này đã thôi thúc nghề đan cót tre phát triển và đem lại thu nhập cao cho người lao động. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích về cách đan cót tre và các làng nghề nổi tiếng đan cót.

Tre từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam. Tre được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, tạo ra những sản phẩm hữu ích. Nổi bật trong đó phải kể đến cót tre và ngành đan cót.

Đan cót tre là gì?

Cót tre được tạo ra bằng cách đan các nan tre lại với nhau tạo thành 1 tấm lớn. Kích thước cót tre tùy thuộc và nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Tấm cót tre đan có nhiều kích thước khác nhau. Kích thước này có thể thay đổi tùy theo đơn đặt hàng của khách.

Như vậy đan cót tre là việc sắp xếp và kết nối các nan tre với nhau để tạo thành 1 tấm cót kích thước lớn. Quá trình đan cót đòi hỏi người thực hiện phải có đôi bàn tay khéo léo, tỷ mỷ. Người đan cót lâu năm, giàu kinh nghiệm sẽ tạo ra sản phẩm cót tre có chất lượng cao.

Đan lát là ngành nghề xuất hiện cách đây hàng trăm năm tại Việt Nam. Vật liệu được sử dụng chủ yếu trong nghề đan lát là cây tre, cây nứa, cây mây,… Và từ đó các sản phẩm từ tre được ra đời như: cót tre, phên tre,… Khi chưa xuất hiện các vật dụng từ chất liệu nhựa, thép, cót tre được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và sản xuất. Cót tre được dùng để chứa, đập lúc, làm mái che nắng, che mưa, be bờ,…

Qua nhiều năm tháng, đan cót trẻ đã trở thành nghề thủ công mang đậm giá trí về văn hóa và cần được bảo tồn.

Đan cót tre
Đan cót tre

Các bước đan cót tre

Đan cót tre là 1 công việc yêu cầu kỹ thuật, từ khâu chọn nguyên liệu đến cách đan. Nếu không nắm vững các khâu này cót tre sẽ không đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền. Cách đan cót tre như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính khi đan cót là tre. Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn 1 số nguyên liệu khác để thay thế như: cây nứa hay cây lồ ô,… Tre là chất liệu tự nhiên, thân thiện môi trường và cứng hơn gỗ tới 27%. Loại tre được sử dụng để đan cót là tre già, không bị sâu.  

Tại Việt Nam, cây tre được trồng rất nhiều và chỉ sau 2 đến 3 năm trồng là có thể khai thác. Tre sau khi khai thác vẫn sinh sôi và phát triển rất tốt. Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng vật liệu xanh. Cót tre sẽ là sản phẩm được ưa chuộng trong tương lai.

Nguyên liệu đan cót tre không cần phải xử lý quá cầu kỳ. Nhưng vẫn đảm bảo được giá trị sử dụng cao, có thể lên tới chục năm. Ngoài ra, giá thành nguyên liệu trẻ lại khá rẻ.

Xử lý mối mọt

Trước khi tiến hành đan cót tre, các bạn cần xử lý để cót tre không bị mối mọt tấn công. Cách làm này cũng nhằm tăng tuổi thọ sử dụng cho cót tre.

Mỗi làng nghề đan cót sẽ có cách xử lý mối mọt khác nhau.

Đối với cách đan bằng máy, tre được xử lý mối mọt bằng cách luộc hơi sau đó ngâm hóa chất. Quá trình luộc hơi sẽ giúp trẻ thêm phần dẻo dai. Hóa chất ngâm chỉ có tác dụng tạo màu, xử lý mối mọt và không gây độc cho con người.

Đối với cách đan cót tre truyền thống, tre được xử lý bằng cách ngâm trong hồ nước. Sau 15 đến 20 ngày vớt lên và phơi cạnh sông, hồ để tre hút ẩm. Cuối cùng tre được đem đi hun để hoàn tất quá trình xử lý.

>> Xem thêm: Những cách xử lý mối mọt hiệu quả cho tre trúc.

Chẻ nan

Trong cách đan cót tre, việc trẻ nan rất quan trong. Tre được trẻ thành từng nan với độ mỏng như lá lúa. Với sự phát triển của công nghệ và máy móc, ngày nay việc chẻ nan không còn vất vả. Con người đã biết sử dụng máy để chẻ nan vừa tiết kiệm công sức vừa tăng năng suất. Ngoài ra, các nan tre cũng đều hơn giúp tăng chất lượng cho cói tre.

Đan nan

Hiện nay công đoạn đan cót tre vẫn được làm thủ công và chưa có máy móc hỗ trợ. Việc sắm máy móc tốn khá nhiều chi phí nhưng lại giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, tăng năng suất.

Đan nan đòi hòi người đan cần có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều năm. Người đan sẽ đan những nan tre lại với nhau để chúng trở thành 1 tấm cót dài. Khi đạt đến kích thước yêu cầu thì dừng lại.

Một số làng nghề đan cót nổi tiếng

Trước đây làng nghề đan cót tre phân bố dải dác khắp các làng quê tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong số đó có 1 số làng quê nổi tiếng với nghề đan cót. Đến nay các làng nghề này vẫn hoạt động và ngày càng phát triển mạnh mẽ đem lại thu nhập cao cho người làm nghề.

Làng nghề đan cót tre
Làng nghề đan cót tre

Các làng nghề đan cót tre nổi tiếng ở nước ta như:

  • Làng cót Vân Thị, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
  • Làng đan cót tre Thiệu Dương, tỉnh Thanh Hóa.
  • Làng bến Hàu, xã Trường Sơn, Huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Phường Sông Đà, thị xã Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Lai Châu

Lời kết

Qua bài viết mà Tre Trúc Huy Hoàng chia sẻ, chắc hẳn bạn đã hiểu được quy trình để đan một tấm cót tre là như thế nào. Mặc dù xuất hiện nhiều loại vật liệu nhân tạo có tính ứng dụng cao nhưng đan cót tre vẫn là nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt nhu cầu sử dụng vật liệu xanh trong tương lai ngày càng phát triển. Sử dụng cót tre vừa bảo tồn được giá trị văn hóa vừa thân thiện môi trường, giá cả lại phải chăng.

Bình chọn