Cây trúc vàng: đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa, ứng dụng và cách trồng

Cây trúc vàng

Cây trúc vàng là một trong những loại cây có màu sắc độc đáo. Chúng không chỉ được dùng để trồng làm cảnh mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt. Bài viết sau đây sẽ đi tìm hiểu về đặc điểm, nguồn gốc, ý nghĩa phong thủy và cách trồng loại cây này.

Cây trúc vàng là cây gì?

Cây trúc vàng còn có các tên gọi khác như trúc chỉ vàng, trúc vàng sọc. Là loại cây thuộc họ cỏ Poaceae, tên khoa học là Phyllostachys aurea.

Nguồn gốc

Có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Á, phổ biến ở Trung Quốc và Nhật Bản. Loại trúc này thường sống ở những khu rừng nhiệt đới ẩm, bằng phẳng, phân bố ở mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc điểm nhận biết

Cây trúc vàng có thân nhỏ và thẳng. Chiều cao trung bình khoảng 2m – 3m, đường kính thân khoảng 1cm – 2 cm. Chúng thường mọc và phát triển thành từng bụi lớn.

Thân trúc chỉ vàng
Thân trúc chỉ vàng

Thân trúc vàng có màu vàng óng, trên thân có sọc xanh nhỏ, bề mặt thân nhẵn bóng. Thân được chia thành nhiều đốt, các đốt càng đặc và ngắn khi càng gần gốc, thưa và rỗng hơn khi lên ngọn. Mọc từ các đốt này là lá trúc có mặt trên xanh bóng và mặt dưới màu mốc trắng. Cũng giống như các loại thuộc họ nhà tre trúc khác thì rễ cây trúc vàng là loại rễ chùm, bám nông trên mặt đất.

Cây trúc vàng rất hiếm khi ra hoa hoặc chưa ghi nhận trường hợp có hoa. Khi cây cho hoa cũng là lúc báo hiệu cuối chu kỳ sống của cây. Bởi vậy nên người ta quan niệm rằng người thấy được hoa của cây trúc vàng sẽ giàu sang phú quý.

Ý nghĩa phong thuỷ cây trúc vàng

Trúc vàng là biểu tượng của người quân tử, thẳng thắn, chính trực, kiên cường. Theo phong thủy thì trồng cây trúc vàng trước nhà sẽ giúp cho gia chủ gặp nhiều may mắn và tài lộc trông cuộc sống.

Ý nghĩa phong thủy cây trúc vàng
Ý nghĩa phong thủy cây trúc vàng

Ứng dụng của cây trúc vàng

Cây trúc vàng được trồng theo dạng từng bụi lớn hoặc theo từng hàng dài để làm cảnh, phân chia ranh giới. Dùng để cải tạo không gian xanh cho các khu vườn, decor trang trí tiểu cảnh hòn non bộ. Chúng thường được trồng để trang trí cho nhà ở, hàng quán, công viên, văn phòng, đình, chùa,…

Trúc vàng còn được trồng với mục đích thanh lọc không khí, tạo không gian xanh mát và trong lành. Ngoài ra thân trúc vàng được khai thác để sản xuất các món đồ dùng cá nhân, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu rất được khách hàng ưa chuộng.

Ứng dụng cây trúc vàng
Ứng dụng cây trúc vàng

Cách trồng và chăm sóc cây trúc vàng

Cách trồng cây trúc vàng

  • Chọn những nơi đất bằng phẳng, rộng rãi, có nhiều ánh sáng và gió tự nhiên. Đất phải tơi xốp và thoát nước tốt, sau đó làm đất thành từng luống có độ sâu từ 30-50cm tùy vào độ lớn của cây giống.
  • Đặt cây xuống hố trong phương thẳng đứng rồi lấp đất để giữ cố định cho cây. Sử dụng cây trúc khô để làm nẹp cố định cho cây đứng vững trong thời gian đầu.
  • Sau 2-3 tháng, bộ rễ phát triển, cây đã đứng vững thì tiến hành vun gốc cao 15cm và làm cỏ sạch sẽ.

Cách chăm sóc cây trúc vàng

  • Thời gian mới trồng luôn cần giữ ẩm cho cây để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Tước nước 1-2 ngày một lần.
  • Cắt tỉa bớt cành sâu và khô. Bón lót phân hữu cơ 1 năm hai lần.

>> Xem thêm: Trúc bụng phật: đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc vàng

  • Tránh chọn trồng ở các vùng trũng không có chỗ thoát nước.
  • Tránh bón phân quá sớm hoặc bón với số lượng quá nhiều dẫn tới cây bị thối rễ.

Trên đây là những chia sẻ của Tre Trúc Huy Hoàng về đặc điểm, nguồn gốc, ứng dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc loại cây này. Hy vọng sẽ đem tới những thông tin hữu ích dành cho các bạn.

5/5 - (1 bình chọn)