Cây trúc sào: đặc điểm, phân bố, ứng dụng, trồng và khai thác

Cây trúc sào

Cây trúc sào là loại thực vật có hoa trong họ Hòa Thảo, có tên khoa học là Phyllostachys edulis. Ngoài ra, cây có còn có một số tên gọi theo địa phương như: Trúc to, Sào Pên, Mạy khoang cái… Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm và những thông tin liên quan về kỹ thuật trồng cây trúc sào mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Tre Trúc Huy Hoàng nhé!

Cây trúc sào là cây gì?

Cây trúc sào với các tên khác như: trúc sào, trúc cao bằng, mao trúc, sào pên (tên gọi của dân tộc Dao), mạy khoang hoài. Có tên khoa học là: Phyllostachys edulis, trúc sào là một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo.

Đặc điểm hình thái cây trúc sào

Thân

Thân cây trúc sào thẳng, thân không có cành sẽ tròn đều, vòng của thân không nổi rõ, mo là một đường gờ. Thân có cành không tròn đều, sẽ có 2 vết lõm chạy dọc dóng, có một vết lõm to và một vết lõm nhỏ. Khi phát triển, nó ứng với các cành lớn nhỏ của cây. 

Thân non có nhiều lông nhỏ, nhanh rụng. Mỗi đốt có 2 nhánh (một số đốt phía dưới có các nhánh), và có các nhánh lớn và nhỏ (nhánh thứ hai cũng là một lớn và nhánh kia là nhỏ).

Cây trúc
Cây trúc sào

Phiến trúc sào thuôn dài, đầu vuốt nhọn, đuôi hình nêm hơi tù. Phiến lá có chiều dài là 12cm, rộng 1,5cm, mặt trên phiến nhẵn, mặt dưới có phủ lớp lông tơ. 2 mép có răng sắc, thìa lìa và tai bẹ lá biến thành lông sớm rụng. 

Mo

Mo cây hình chuông cao, hẹp ở đỉnh, cao 20cm, rộng 9cm. Da rất mỏng, mềm, dẻo (không giống như nhiều loại tre, nứa thường cứng và giòn), nổi rõ các đường gân dọc. Mặt ngoài là lông cứng màu nâu, rụng sớm, có nhiều đốm nâu đen.

Lá mo rộng khoảng 1cm và dài 5cm, có hình mũi giáo lật ngửa. Tai mo trúc và thìa lìa thành lông dài 1cm. Hoa tự ở đầu cảnh của mỗi nhánh, có lá bắc dạng mo có lông. Hoa chét có nhiều hoa, mỗi tách hoa chét sẽ có hai hoa và dài.

Hoa 

Cây trúc sào ra hoa rồi chết riêng lẻ hoặc thành từng đám, nhưng không tìm thấy hạt từ hoa. Sau khi ra hoa, cây khô héo, nếu rừng được chăm sóc thì thân ngầm tái sinh trở thành thế hệ tre rừng mới.

Phân loại cây trúc sào

Tùy thuộc vào màu sắc của thân cây, có thể phân loại cây trúc thành ba loại:  Trúc vàng, trúc xanh và trúc mèo (tre mốc).

Trúc xanh là lựa chọn ưu tiên nhất để sản xuất mành, vì mành tre sau khi sấy khô sẽ bóng hơn. Ngọn trúc có nhiều nhánh nên thường được dùng làm hàng mây tre để xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Tất cả các sản phẩm mây tre đan không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn rất được ưa chuộng ở các nước khác.

Phân bố cây trúc sào ở đâu?

Có giả thuyết cho rằng loại cây trúc sào do người Dao lấy từ Trung Quốc sang. Do sự canh tác của những người du mục nên việc trồng trọt được phổ biến rộng rãi ở nước ta. Người Tày và Nùng lấy giống của người Dao về vùng cao về trồng. Đó là lý loại trúc này được di chuyển từ vùng cao xuống vùng thấp tại phía trung du miền núi phía Bắc. 

Trúc sào được trồng nhiều ở vùng Cao Bằng. Nó cũng được trồng ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn và Quảng Ninh. Những vùng đồng bào Dao, Mèo, Thái, Nùng sinh sống và phát triển kinh tế thường nằm ở độ cao trên 800m so với mực nước biển.

Ứng dụng của cây trúc sào

Thân cây trúc thẳng, tròn, bóng, dẻo và dễ uốn nắn. Khi gia công, thân cây sẽ chuyển sang màu vàng rất đẹp. Vì vậy, người ta thường sử dụng thanh tre để sản xuất bàn ghế, sào nhảy, cần câu cá. Trúc sào sau khi đi phơi khô và xử lý mối mọt và thẩm mỹ thì cho ra thành phẩm cây trúc khô trang trí rất đẹp và độc đáo. Được sử dụng để thi công ốp tre trúc trang trí cho các công trình kiến trúc tre.

Thịt có màu trắng, mịn (các chùm mạch máu không bị thô), người ta dùng làm mành tre, chiếu trúc và thảm, hoặc làm thành mảnh để kết thảm sản phẩm mây tre đan.

Quý khách đang có nhu cầu mua cây trúc khô trang trí hãy đến xưởng Tre Trúc Huy Hoàng tại 31B đường TL14, P. Thạnh Lộc, Q.12, TPHCM để chọn lựa những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành phải chăng.

Hình ảnh cây trúc sào
Hình ảnh cây trúc sào

Ngày nay, cây trúc được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như:

  • Với nội thất

Cây trúc khô được dùng để sản xuất bàn ghế, vách trần, vách tường, decor trang trí trang trí tạo cảnh quan dân dã và hoài cổ…

  • Với thủ công mỹ nghệ

Trúc sào được dùng làm mành tre trúc tràng trí, chiếu trúc, giỏ tre đan

  • Với lĩnh vực ẩm thực

Măng trúc được sử dụng làm thành nhiều món ăn ngon với hương vị đậm đà và hấp dẫn đã trở thành đặc sản của các tỉnh miền núi.

Thi công ốp trần tre trúc
Thi công ốp trần tre trúc

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác trúc sào

Gây trồng

Cho đến nay, các giống trúc được trồng hiệu quả nhất là kỹ thuật trồng cây trúc sào từ đoạn thân cây có thân ngầm với chiều dài từ 40-80cm. Với sự phát triển của thân ngầm, trúc sào có thể lây lan nhanh chóng đến các khu vực trước khi trồng.

Xem thêm: Cây trúc bụng phật

Chăm sóc

Vài năm đầu có thể trồng xen kẽ các loại cây trồng (ngô, đậu…) để tăng lượng đạm cho đất và mang lại thu nhập cho gia đình. 

Sau khi trồng 3-4 năm có thể cắt cành. Sau 7 – 8 năm mới tiến hành xới đất. Rừng 20-30 năm tuổi có thể bóc lớp thân rễ già để rừng tre phát triển tốt hơn.

Khai thác

Cây trúc đạt 4 năm tuổi là thích hợp nhất để khai thác. Chọn cây, đốn hạ, vận chuyển đến các điểm tập kết, và phân phối cho các nhà đại lý hay nhà buôn bán lẻ.

Lời kết

Cây trúc sào là một trong những loại cây có giá trị kinh tế rất cao. Là cây trồng quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Loại trúc này có rất nhiều công dụng trong đời sống như làm chiếu, màn, sản xuất cây tre khô trang trí, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm từ tre, nứa xuất khẩu. Hy vọng bài viết này của Tre Trúc Huy Hoàng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về loại trúc này cùng kỹ thuật trồng cây trúc sào hiệu quả.

Bình chọn