Cót ruột, cót cật và cót ép tre đều là các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tre trúc. Tuy nhiên mỗi loại sẽ có những đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau. Vậy bạn đã biết cách phân biệt cót ruột, có cật và cót ép tre chưa? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các sản phẩm này.
Cót ruột
Cót ruột (cót mộc, cót thô) là loại cót được làm từ ruột của cây tre.
Đặc điểm
Cót ruột được làm từ ruột tre thường có màu vàng nóng, sờ vào khá mềm và bắt bắt. So với các loại cót ép khác thì cót ruột có giá thành rẻ hơn, giúp tiết kiệm chi phí. Tuy vậy độ bền của nó không thể bằng cót cật. Khả năng chịu nước kém và cũng dễ bị mối mọt, ẩm mốc.
Ứng dụng
Cót ruột thường được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất, làm lót sàn đổ bê tông. Trong lĩnh vực hội chợ, giải trí thì cót ép được dùng để làm các gian hàng, trang trí nội thất, làm các quầy bán đồ ăn tạm thời,…
>> Xem thêm: Phân biệt các loại cót tre, mê bồ, liếp tre
Cót cật
Cót cật là sản phẩm được làm từ vỏ cây tre, thường được gọi là cật tre. Các vật dụng được làm từ cật tre thường có độ bền chắc, tuổi thọ cao nên cót cật tre được sử dụng rất rộng rãi.
Đặc điểm
Cót ép được làm từ cật tre có độ bền cao, chắc chắn và cứng cáp. Cật tre có khả năng chống cháy và chịu được sự tác động của thời tiết nên rất được ưa chuộng trong các công trình kiến trúc tre trúc. Mang đậm phong cách tự nhiên, truyền thống.
Ứng dụng
Với đặc tính bền dẻo, mang lại giá trị thẩm mỹ cao, cót cật thường được dùng để làm mái chòi che nắng, che mưa, làm hàng rào chắn trong các công trình nhà ở, khách sạn, nhà hàng mang hơi thở mộc mạc, bình dị của cây tre Việt Nam.
Cót ép tre
Cót ép tre là loại cót mộc đã được xử lý. Sau khi được đan lát thành các tấm cót mộc sẽ được vệ sinh bụi bặm sạch sẽ. Sau đó chúng được nhúng vào một lớp keo chuyên dụng. Tiếp đến từng tấm cót vào khuôn ép bằng máy ở nhiệt độ cao tạo thành. Hiện có 2 loại cót ép tre thông dụng: cót ép 1 lớp và cót ép 2 lớp.
Đặc điểm
Cót ép tre là sản phẩm ra đời theo sự nghiên cứu của khoa học kết hợp với tài nguyên sẵn có trong tự nhiên. Tạo thành một loại vật liệu xây dựng chất lượng, thẩm mỹ cao hơn nhiều so với bê tông, xi măng, nhôm, nhựa,… Do đã được xử lý nên tấm cót ép tre có độ bền cao hơn cả so với 2 loại cót nêu trên. Loại keo dùng để xử lý cót ép tre không chứa hóa chất gây hại. Vì vậy người dùng có thể yên tâm về tính an toàn của sản phẩm.
Ứng dụng
Tấm cót tre ép được xử lý và gia công trên dây chuyền máy móc hiện đại. Đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ nên chúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất. Hiện nay, trần cót ép tre đang dần thay thế trần thạch cao, trần gỗ,… và xuất khẩu ra nước ngoài. Mở ra không gian sống gần gũi với tự nhiên, mát mẻ và thanh bình. Trong khi đó độ bền công trình vẫn được đảm bảo và đặc biệt là giúp tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.
Nhìn về hình dáng bên ngoài chúng ta cũng có thể dễ dàng phân biệt cót ruột, cót cật và cót ép tre. Trong đó cót ruột nhìn khá thô, xù xì và cảm giác các sợi tre bị rời rạc, thiếu độ gắn kết. Còn cót ép đã được xử lý nên mang tính thẩm mỹ cao hơn. Hơn nữa nó còn được phủ một lớp keo mỏng nên trông bóng láng, mịn đẹp và nhẹ như tấm nhựa.
Nhìn chung mỗi một loại cót tre đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên chúng đều là nguyên liệu tự nhiên, an toàn với sức khỏe và thân thuộc với người dân Việt. Thế nên các sản phẩm từ tre trúc đang dần được thay thế các vật liệu công nghiệp. Trở thành sản phẩm trang trí chủ đạo cho phong cách kiến trúc hòa mình với thiên nhiên. Góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư xây dựng.
>> Xem thêm: So sánh trần cót ép tre với trần thạch cao
Lời kết
Cót ruột, cót cật và cót ép đều có thể ứng dụng rộng rãi và linh hoạt trong các ngành nghề khác nhau. Điều quan trọng là quý khách hàng cần biết sử dụng đúng mục đích, đúng thiết kế để đảm bảo chất lượng thi công và tối ưu chi phí. Để có được những công trình hoàn mỹ, thi công nhanh chóng và tránh lãng phí chi phí đầu tư, bạn đọc đừng quên liên hệ đến Tre Trúc Huy Hoàng nhé!
Bài viết liên quan: