Nghề chằm lá lợp nhà là một nét văn hóa độc đáo của người dân Nam Bộ. Đã tồn tại qua nhiều thế hệ và vẫn được tiếp tục cho tới ngày nay. Nghề chằm lá lợp nhà có từ khi nào? Kỹ thuật chằm lá dừa nước như thế nào? Hãy cùng Tre Trúc Huy Hoàng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Nếu có dịp về các tỉnh vùng Nam Bộ, ta sẽ bắt gặp rất nhiều những căn nhà mái lá. Bên những dòng kênh, rạch, bờ sông với dân cư thưa thớt, cho tới các khu dân cư đông đúc. Trải qua quá trình đô thị hóa, những căn nhà mái ngói, mái tôn đang dần thay thế những căn nhà mái lá xưa. Tuy vậy, những căn nhà mái lá truyền thống khi xưa vẫn còn tồn tại theo năm tháng. Nó là một nét văn hóa cư trú độc đáo và rất phổ biến khắp vùng quê sông nước.
Vì sao người Nam Bộ lại hay làm nhà mái lá để ở?
Lý do dễ hiểu bởi vì nơi đây có nguồn nguyên liệu lá dừa nước rất lớn. Nơi nào có hệ thống kênh rạch là nơi đó có dừa nước. Thời gian đầu ngôi nhà lá chỉ là những túp lều căn chòi lụp xụp dựng tạm và lợp bằng lá dừa nước. Theo thời gian những căn nhà dần được cải tạo cao ráo, rộng lớn và đẹp đẽ hơn. Những tàu nước nguyên sơ được người dân tạo tác ra những tấm lá xé rồi nâng lên thành những tấm lợp hoàn chỉnh là xưa nay người dân vẫn quen gọi là lá chằm (lá chầm, lá dừa chằm).
Từ đó tấm lá chằm bắt đầu được định hình và trải qua nhiều lần cải tạo những nhược điểm. Để cho ra sản phẩm tấm lá dừa chằm với nhiều ưu điểm hơn so với tấm lá dừa nguyên sơ hay lá dừa xé thông thường. Tấm lá chằm ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Khiến nó trở thành loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao và được sản xuất ngày càng nhiều. Nghề chằm lá lợp nhà ra đời từ đó và lan tỏa khắp vùng Nam Bộ.
Quý khách đang cần tìm đại lý bán lá dừa nước giá gốc tại kho, hãy đến ngay Tre Trúc Huy Hoàng hoặc liên hệ đặt hàng qua hotline 0921.27.27.27 để nhân báo giá tốt!
Nghề chằm lá lợp nhà có từ khi nào?
Ngược lại lịch sử khẩn hoang miền Nam vào thế kỷ thứ XVII. Khi người dân từ miền ngoài vào khai hoang sinh cơ lập nghiệp. Thời kỳ thiếu thốn đủ thứ, việc xây cất nhà cửa chủ yếu sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên. Thường sử dụng các loại cây gỗ, cây tre, lồ ô, tầm vông, lá dừa, cỏ tranh,…
Ban đầu cũng chỉ là những túp lều tạm bợ để che chắn sương gió nắng mưa. Sau khi đời sống được cải thiện, những túp lều cũng được xây cất chắc chắn và cao ráo hơn. Với kinh nghiệm và sự sáng tạo, họ đã biết cải tiến những nguyên vật liệu thành những sản phẩm sử dụng tối ưu hơn. Trong đó là có lá dừa nước. Tra cứu các tư liệu xưa cho thấy: nhà cửa trên đất Sài Gòn khi mới phát triển vào năm 1861 phần lớn đều bằng gỗ, lợp lá dừa. Lan tỏa ra khắp vùng Nam Bộ nhà ở dân cư đều được lợp toàn bằng lá dừa nước. Theo tính toán tương đối thì nghề chằm lá lợp nhà đã tồn tại cách đây khoảng 2 thế kỷ.
Quy trình và kỹ thuật chằm lá dừa nước
Để tạo ra 1 tấm lá dừa chằm thì cần phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Đốn lá, róc lá, ủ lá, chẻ home, chẻ lạt,…
Chuẩn bị nguyên liệu
Bước 1: Đốn tàu lá
Đốn tàu lá dừa nước, chọn những tàu lá già bánh tẻ. Dùng rựa bén để đốn tránh làm hư sóng dừa. Chỉ chọn đốn lá già, chừa lại những tàu lá nón, chừa lại phần bụp dừa để dưỡng sức cho lá, sau này khai thác tiếp. Xen kẽ trong các bụi dừa nước, người đón còn tuyển chọn đốn những cây cà bắp. Cây cà bắp là tàu lá non mới nhú lên, đần nhọn, cao chừng 1.5m – 2m. Thường dùng để chẻ thành những sợi dây lạt để chầm lá.
Bước 2: Róc lá
Các tàu lá dừa đóng xong sẽ được gom lạ về một nơi tập kết. Sau đó sử dụng rựa bén để róc phần lá và chừa lại phần sóng dừa. Kỹ thuật róc phải hết sức tỉ mỉ và khéo léo tránh bị hư hại hay gãy rách lá. Róc làm sao cho phần đầu lá nằm cùng một phía để thuận tiện cho việc thu gom bó lại.
Bước 3: Ủ lá
Tiếp theo là đem những bó lá đã được róc đi ngâm nước. Theo phương pháp truyền thống thì lá dừa sẽ được ngâm trong nước 2-3 ngày rồi mang lên ủ một thời gian để tạo độ dai, cứng và chắc cho thân lá. Đồng thời cũng loại bỏ mối mọt và giữ cho lá chằm có độ bền chắc và kéo dài thời gian sử dụng.
Bước 4: Chẻ lạt
Sử dụng cây cà bắp để chẻ lạt, bước này đòi hỏi người chẻ phải có kinh nghiệm và khéo tay. Sợi lạt không được quá dày cũng không quá mỏng, đủ độ dày, đầu lạt cứng. Lạt sau khi được chẻ ra, người thợ sẽ dùng tay, dùng sức rút phần thân lạt cho mềm, gọi là rút lạt. Sau đó sử dụng dao bén chặt xéo phần đầu cứng thành mũi nhọn để dễ xỏ lá chằm.
Bước 5: Chẻ hom
Hom được sử dụng để nẹp lá chằm, được xem như là cái “xương sống” của tấm lá chằm. Công đoạn chẻ home cũng phải cần có người có kinh nghiệm thực hiện. Mỗi sóng lá được chẻ thành 2-3 hom tùy vào độ lớn. Sau đó đem đi phơi nắng cho thân cứng lại rồi bảo quản chỗ mát theo cách dựng đứng.
Kỹ thuật chằm lá dừa nước
Bước 1: Chọn lá và ốp lá vào hom
Người thợ chọn lấy 1 cây hom tùy ý. Sau đó lấy lá, lấy một lá tốt và dài kèm theo 2 lá ngắn và xấu hơn để lót đệm ở trong. Sau đó ốp vào hom, bẻ cong lại thành 2 phần bên dưới. Phần nằm dưới gồm đuôi lá phải đặt dài hơn phần đầu lá bên trên. Muốn cho tấm lá chằm được bền chắc. Khi ốp lá và lót lá cần phải có đôi tay khéo léo và thao tác nhanh gọn, vừa có sự tính toán sắp xếp cho ngăy ngắn, đều và đẹp mắt. Thông thường một người thợ giỏi sẽ tận dụng được hết cả lá dài và ngắn.
Bước 2: Xỏ lạt
Sau khi ốp chiếc lá đầu tiên lên hom thì tiến hành xỏ lạt. Người thợ rút sợi dây lạt bắt đầu xỏ lá từ phần đầu cứng nhọn. Mũi lạt xỏ hết phần lá bên trên rồi luồn xuống phần lá bên dưới. Mục đích để nẹp chặt lá vào cây hom. Thao tác được tiến hành đều đặn, chằm tới đâu thẳng đến đó. Đồng thời canh giữ dây lạt cho thẳng 1 hàng, không quá căng cũng không bị quá trùng. Kỹ thuật chằm lá quan trọng ở công đoạn ốp lá và xỏ lạt.
Vậy là người thợ khéo tay, đã chầm được một tấm lá chằm hoàn chỉnh, theo đúng phương pháp, kỹ thuật: ốp, xếp lá khá đẹp, mũi chầm đi đều, dây lạt luôn luôn ôm sát cây hom, giụt thẳng. Có lẽ, do đây là sản phẩm tấm lợp cho giới bình dân nên không nặng tính mỹ thuật, cầu kỳ. Thế nhưng rất cần phải tuân thủ các điều kiện kỹ thuật – dù đó là kỹ thuật dân gian.
Ý nghĩa của nghề chằm lá lợp nhà đối với người Nam Bộ
Nghề chằm lá lợp nhà tạo ra công việc cho người dân, giúp kinh tế phát triển. Phát triển việc trồng dừa nước để khai thác nguyên liệu làm lá chằm. Ngoài ra trái của cây dừa nước cũng được tận dụng để chế biến thành các món ăn ngon và đặc sắc. Ngoài ra nghề chắm còn là văn hóa đặc trưng vùng miền Nam Bộ. Nó đã làm nên biết bao công trình kinh tế, văn hóa, xã hội như: nhà hàng, nhà ở, nhà nghỉ mát, nhà chòi, chợ, homestay, khu du lịch sinh thái,… Nghề chằm lá hiện nay đã được tập trung và phát triển thành các làng nghề truyền thống và được gìn giữ và bảo tồn như một di tích văn hóa độc đáo của vùng Nam Bộ.
Trên đây là những chia sẻ của Tre Trúc Huy Hoàng về nghề chằm lá lợp nhà và kỹ thuật chằm lá dừa nước của người dân Nam Bộ. Hy vọng những thông tin này sẽ mang tới cho quý đọc giả những kiến thức hữu ích. Chúc thành công!
Bài viết liên quan: