Cây tre trúc có lẽ không còn quá xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Nó xuất hiện trong cuộc sống đời thường, thơ ca và cả trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được các loại tre trúc quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. Chính vì thế, bài viết sau đây của Tre Trúc Huy Hoàng sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về 3 loại tre trúc quý hiếm tại Việt Nam nhé!
Trúc Vuông
Đặc điểm
Trúc vuông có tên khoa học là Chimonobambusa quadrangularis. Có khoảng 15 loài thuộc Chi Trúc Vuông ở châu Á, nhưng chỉ có một loài ở Việt Nam. Đây là loại trúc có thân nhỏ, vuông hoặc gần như vuông, các đốt phía dưới có rễ thường biến thành gai ngắn.
Phân bố
Loài trúc vuông này phân bố ở miền nam Trung Quốc. Còn ở nước ta, trúc vuông chỉ được tìm thấy ở khu vực Đèo Gió, Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng. Đây là một loại trúc rất đặc biệt và vô cùng quý hiếm với phạm vi phân bố rất hẹp.
Loại trúc này chưa được trồng lại nhưng lại bị khai thác thường xuyên cần lập tức cần có các biện pháp bảo vệ tích cực.
Trúc Hóa Long
Đặc điểm
Trúc hóa long là một loại cây thuộc họ Tre hay còn gọi là Bambusoideae. Đây là loại trúc cao 5-12m, đường kính 2-5cm, khoảng cách đốt từ 15-30cm. Là giống trúc đẹp mọc tản, thích hợp trồng làm cảnh trong công viên, vườn nhà. Trúc hóa long có đặc điểm nhận dạng là phần thân và phần gốc có các đốt ngắn và các đường đan chéo. Loại trúc này được uốn nắn thân cây tạo nên dáng vẻ hấp dẫn và nhiều người trưng bày bán cho khách du lịch. Đây có thể là mối đe dọa tuyệt chủng không thể tránh khỏi của loài trúc này.
Phân bổ
Cây trúc hóa long có phạm vi phân bố rất hẹp và chỉ có thể được tìm thấy ở những khu vực nhỏ dưới Đèo Gió, Ngân Sơn, Cao Bằng ở độ cao 620m. Hiện tại, diện tích chỉ còn 1 ha, với khoảng 20% là thân cây, còn lại là thân bình thường.
Sự phân bố của loại trúc này ở Việt Nam rất hẹp, chủ yếu bị đe dọa tuyệt chủng ở một số vùng miền núi phía Bắc, việc bảo vệ nguồn gen là cần thiết.
Trúc Đen (trúc tím)
Đặc điểm
Cây trúc đen là một loại thực vật thuộc chi Trúc, họ Tre, họ Hòa Thảo. Thân rễ mọc phân tán, đường kính trung bình 1,5cm. Thân rỗng, hình trụ, thẳng, mọc tán, đường kính 2-4cm, cao 6-7m, màu xanh tím hoặc tím đen bóng.
Cây non có thân khí sinh có màu tím đen hoặc nâu vàng, xanh lục nhạt. Cây trưởng thành toàn thân có màu tím đến tím đen, bóng. Vong mo thân là một gờ mỏng, có đốm nâu nhạt pha vàng, chiều rộng đáy 9-10cm.
Lá trúc đen hình trái xoan, dài 8-12cm, rộng 1-1,2 cm, đầu nhọn, đuôi hình chữ nhật. Loại cây này được nhân giống bằng thân rễ. Cây trúc đen được dùng làm điểm nhấn trang trí cây cảnh, hàng rào nhà phố, quán cà phê, sân vườn. Thân cây trúc khô già vẫn giữ màu đen bóng rất được ưa chuộng để làm bàn ghế.
Phân bổ
Cây trúc đen mọc ở những vùng núi cao trên 1.300m, gần suối và nơi có độ ẩm cao. Ở Việt Nam, trúc đen có nhiều ở bản Khoang, Sapa, tỉnh Lào Cai. Trúc đen hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng và cần được bảo tồn vì nạn khai thác quá mức.
Xem thêm: Trúc phật bà: đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Biện pháp bảo tồn và gây trồng
- Ngăn chặn nạn khai thác quá mức và bảo vệ môi trường sống của các loại tre trúc quý hiếm.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi tre trúc để bảo vệ quần thể loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn loại tre trúc quý hiếm…
- Tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo tồn rừng, trong đó có tre trúc quý hiếm.
- Để bảo vệ sự đa dạng của các loại tre quý hiếm, tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh trong khu vực.
- Việc quản lý tre trúc cần được quan tâm và chính thức đưa vào luật bảo vệ rừng.
- Việc phát triển, sử dụng và tiêu thụ các sản phẩm tre trúc cũng phải được kiểm soát chặt chẽ.
- Thêm vào đó, các loại tre trúc quý hiếm phải được phân loại theo tổng giá trị và được quy hoạch để bảo tồn và phát triển.
Lời kết
Việc bảo tồn và gây trồng các loại tre trúc quý hiếm là rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, các giống tre quý hiếm dần ít đi. Chúng ta cần nhanh chóng có chính sách bảo vệ ngay lập tức khi nguyên liệu tre trúc đang là xu hướng sử dụng và xây dựng trong tương lai.
Trên đây là 3 loại tre trúc quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Nếu còn thắc mắc gì về các loại tre trúc này, vui lòng liên hệ đến Tre Trúc Huy Hoàng để được giải đáp và tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết liên quan: