Ván tre ép hiện nay đang trở thành vật liệu mới rất được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất. Bởi sản phẩm không những góp phần làm đẹp không gian sống mà còn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Vậy, quy trình sản xuất ra tấm ván ép tre như thế nào? Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá nhé!
Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ván tre ép
Không phải loại tre nào cũng được sử dụng để sản xuất ván tre ép. Mà chúng cần phải đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật mới cho ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Tại Việt Nam, cây luồng chính là nguyên liệu được lựa chọn để sản xuất ván tre ép.
Luồng là một loài tre lớn có xuất xứ từ các tỉnh phía bắc nước ta avf đặc biệt được trồng nhiều nhất tại Thanh Hóa. Thân của cây luồng khi trưởng thành có kích thước lớn lên tới đường kính 10cm và độ cứng đứng đầu trong các loài tre.
Với tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây luồng chỉ cần 4 – 5 năm để đạt độ tuổi trưởng thành và có thể thu hoạch vào 9 năm tiếp theo. Trong khi thu hoạch cây luồng có khả năng tự tái sinh mà không phải gây trồng thêm. Do đó, loài cây được nhiều chuyên gia đánh giá là nguyên liệu bền vững trong tương lai.
Các công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất ván tre ép
Quy trình tạo ra một tấm ván tre ép đòi hỏi phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp và rất tốn thời gian. Tuy nhiên, sau khi đã được hoàn thiện. Thì ván ép tre sở hữu rất nhiều tính chất vượt trội giúp sản phẩm trở thành nguồn vật liệu tốt. Có thể thay thế cho ván gỗ tự nhiên. Cụ thể các bước trong quy trình sản xuất ván ép tre như sau:
Bước 1: Cắt khúc ống tre
Trước khi đưa vào sản xuất tre được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đầu vào để đảm bảo sản phẩm đầu ra tốt nhất. Các tiêu chí cơ bản được đưa là thân cây không bị khuyết tật, không có sâu mọt. Phải đảm bảo được các chỉ tiêu về độ cứng, độ dày cùng kích thước đường kính. Sau đó, thân tre sẽ được cắt thành từng khúc có kích thước bằng nhau để chuẩn bị tiếp cho công đoạn xẻ nan tre.
Bước 2: Tách thân tre thành các nan
Cây tre đã được cắt khúc và đảm bảo các tiêu chí chất lượng, tiếp tục được đưa qua máy để tách thành nan. Nan tre sau khi đã tách sẽ có kích thước tương đương nhau nhờ lưỡi cắt đã được đo sẵn kích thước. Khâu này giúp cho các nan tre có được độ đồng đều hơn. Sau này khi ván hình thành sẽ có được hoa văn đẹp hơn.
Bước 3: Bào và ép thẳng nan tre
Đây là công đoạn quan trọng giúp các nan tre thô tạo hình thành những đoạn thẳng đều và có thẩm mỹ hơn. Nan tre sẽ được đưa qua máy bào để lược bỏ các phần xung quanh đưa chúng về kích thước đồng đều nhau. Khi các nan tre được tạo hình đồng đều thì bề mặt tiếp xúc với nhau tốt hơn. Giúp cho quá trình ép thành ván cũng thuận lợi và bền chặt hơn.
Bước 4: Hấp nan gỗ tre
Trong thân cây tre có chứa đường lignin, đây chính là nguồn dinh dưỡng hấp dẫn mối, mọt tấn công. Vì vậy, các nhà sản xuất cần phải hấp để đẩy nhanh quá trình phân hủy đường lignin. Bởi, khi hấp chất đường này sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước và thải ra khỏi sợi tre. Khi đã không còn đường lignin. Thì người sử dụng sẽ không cần phải lo lắng đến vấn đề mọt gỗ tấn công nữa…
Bước 5: Sấy khô
Sau khi hấp nan tre sẽ có độ ẩm lớn, vậy nên cần phải sấy khô chúng kỹ càng. Các nan tre sẽ được đưa vào lò vài ngày cho đến nào khi đạt độ ẩm khoảng 8-10% thì sẽ được chuyển sang công đoạn ghép nan tiếp theo.
Xem thêm: Ứng dụng ván ép tre trong kiến trúc nội thất hiện đại
Bước 6: Phủ keo & ép nhiệt
Nan tre sau khi sấy khô sẽ được phủ keo ở các cạnh rồi ghép lại với nhau thành những tấm lớn. Trước khi được nén dưới áp suất lớn và nhiệt độ cao. Điều này nhằm mục đích cố định liên kết giữa các nan tre với nhau. Keo được sử dụng để liên kết nan tre là loại keo có màu trong suốt và đảm bảo an toàn với môi trường.
Bước 7: Cắt tấm ván ép tre tiêu chuẩn và chà nhám
Sau công đoạn ép keo, tiếp theo các tấm tre sẽ được xử lý bào xuống độ dày theo mong muốn và chà mịn bề mặt. Trước khi chúng cắt thành khổ tiêu chuẩn để phục vụ thương mại và sản xuất.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng
Trước khi tấm ván ép tre được xuất xưởng. Nhà sản xuất sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng một lần nữa. Bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành việc rà soát lại các thông số về độ cứng, độ bám dính cùng một số thông số quan trọng khác. Điều này nhằm đảm bảo các sản phẩm bị lỗi sẽ không bị bán nhầm ra ngoài thị trường.
Kết luận
Tóm lại, quy trình sản xuất ván tre ép chỉ là một chuỗi các bước kỹ thuật tỉ mỉ. Từ việc thu hoạch, chế biến nguyên liệu cho đến các giai đoạn ép và hoàn thiện. Mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất đều có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm ván tre ép chất lượng cao, bền vững, thân thiện với môi trường. Hy vọng bài chia sẻ của Tre Trúc Huy Hoàng sẽ mang lại những thông tin hữu ích dành cho quý khách.
Bài viết liên quan: