Bồ lúa (bồ thóc) – một loại nông cụ quen thuộc gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt xưa. Ngày nay vật dụng bồ đựng thóc lúa dần được thay thế bằng các dụng cụ hiện đại, sạch sẽ và đền đẹp hơn. Thế nhưng hình ảnh về bồ lúa là một góc nhỏ kí ức khó quên của người dân Việt. Hãy cùng Tre Trúc Huy Hoàng ôn lại kỷ niệm một thời qua hình ảnh về bồ lúa nhé!
Bồ lúa là gì?
Bồ lúa là vật dụng được làm từ vật liệu chính là cây tre. Đây là sản phẩm ra đời bởi sự sáng tạo và những đôi bàn tay khéo léo của người Việt xưa. Sản phẩm được sử dụng để đựng thóc lúa, cất trữ lương thực, ngũ cốc sau thu hoạch. Với người dân tộc Thái, vật dụng này thể hiện được “đẳng cấp” của một gia đình. Bồ thóc càng to, càng cất trữ nhiều lương thực càng thể hiện sự giàu có của gia đình đó.
Đặc điểm cấu tạo bồ lúa
Được kết thành từ những chiếc nan tre. Cây tre được dùng để làm bồ thóc đều là những cây tre đạt tiêu chuẩn, đủ độ già và rắn chắc. Dù khá thô sơ, đơn giản nhưng sản phẩm luôn đảm bảo được độ bền qua nhiều năm, ít khi bị hư hỏng, mối mọt.
Thông thường, bồ lúa được thiết kế hình tròn trụ với độ cao trung bình từ 1 – 1,2m, đường kính khoảng 0,6cm. Nan tre dùng đan bồ có độ rộng khoảng 1-2cm ken đặt với nhau tạo nên chiếc bồ đựng lúa chắc chắn, kín khít. Bảo quản được lúa, ngô, khoai sắn và các loại ngũ cốc khác khỏi sự tấn công của chuột bọ, côn trùng.
Sau khi bồ được đan xong, người dân sẽ đem ngâm chúng xuống bùn ở đáy hồ cao trong một thời gian nhất định. Sau đó bồ sẽ được lấy lên rồi trát kín kẽ hở nhỏ bằng một lớp phân trâu. Cuối cùng chúng được phơi dưới nắng to trong vài ngày cho đến khi mùi hôi bay mất. Lúc này bồ lúa cũng đảm bảo được độ khô ráo cần thiết để cất trữ lương thực.
Xem thêm: Tấm mê bồ tre quây lúa
Công dụng bồ thóc
Thời xưa, bồ lúa được sáng tạo với mục đích chính là đựng thóc lúa, cất trữ lương thực sau một mùa thu hoạch. Dù to hay nhỏ thì các gia đình Việt xưa cũng có ít nhất 1 bồ thóc trong nhà.
Bồ lúa có thể đan với kích thước lớn nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Chúng khá nhẹ và dễ di chuyển. Vì vậy bà con nông dân có thể dễ dàng di chuyển bồ theo từng khu vực trong nhà phù hợp với cách bài trí không gian của căn nhà.
Ngoài công dụng là đựng lúa, người ta còn có thể dùng bồ lúa để bắt chuột. Khi lúa trong bồ vơi dần, chuột sa vào thì người ta cho một ít thức ăn vào đấy để bẫy chuột. Chú chuột nào tham ăn nhảy vào bồ để ăn thóc ăn thức ăn thì họ sẽ thả mèo vào đấy. Thế là tàn đời chuột và mèo được một bữa tráng miệng no nê.
Hình ảnh bồ ngày xưa
Ngày xưa ấy làm gì có các vật liệu hiện đại như tôn, nhôm hay nhựa như bây giờ. Thế nên hình ảnh bồ lúa ngày xưa quen thuộc lắm, gần gũi lắm với người dân. Hầu hết người dân đều cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đan bồ đựng lúa.
Điều này cho thấy họ sản xuất ra được rất nhiều lương thực, báo hiệu mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Với trẻ con thì niềm vui ấy còn được nhân lên gấp bội. Vì rằng mùa màng bội thu thì chúng sẽ có cơm no, áo ấm, được học hành đầy đủ. Dù rất đơn sơ, mộc mạc nhưng luôn là thứ gì đó rất quan trọng với cuộc sống của người dân trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Hình ảnh bồ lúa ngày nay
Ngày nay phạm vi trồng lúa nước ngày dần thu hẹp thay thế bằng các loại hình phát triển kinh tế khác lợi nhuận hơn, công nghiệp hơn. Vì vậy hình ảnh bồ thóc cũng dần phai mờ. Nhất là những người trẻ thế hệ cuối 9X, 2K có lẽ không còn biết đến loại vật dụng ngày xưa này là cái gì.
Xem thêm: Các vật dụng làm bằng tre
Thế nhưng thật may mắn là vẫn có một bộ phận không nhỏ người Việt trân quý kỉ niệm và giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Thêm vào đó bồ thóc đã được xếp vào loại hình di sản dân tộc học. Vậy nên bồ thóc ngày nay vẫn được sử dụng không nhiều, chỉ dùng làm vật dụng để trưng bày hoặc trang trí. Một số nơi người ta có thể dùng chúng để làm “nhà kho” cất trữ đồ cũ hoặc bảo quản bất kỳ thứ gì khác khỏi mối mọt, chuột bọ. Ngoài ra, nó còn có công dụng đặc biệt khác là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó quên của một tuổi thơ nghèo khó, của một bầu trời ký ức khó quên. Hình ảnh mà bạn chỉ còn được bắt gặp ở những khu du lịch, bảo tàng dân tộc…
Lời kết
Bồ lúa là nông cụ quen thuộc từ thời xa xưa, cũng là di sản văn hóa dân tộc học của người Việt. Do đó dù xã hội rất phát triển nhưng hình ảnh về vật dụng đơn sơ mộc mạc vẫn còn mãi trong tâm trí bao thế hệ. Tre Trúc Huy Hoàng hiện đang cung cấp tấm mê bồ tre quây lúa giá rẻ chất lượng tại TPHCM. Nếu bạn cần thêm những thông tin về tấm bồ quây lúa thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Bài viết liên quan: