Ngày xưa khi các loại nguyên liệu xây dựng chưa phổ biến. Con người thường sử dụng những loại nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên để làm nhà cửa như tre, gỗ,… và sử dụng các loại lá lợp nhà từ tự nhiên phổ biến như: lá dừa, lá cỏ tranh, lá cọ, lá guột. Đặc điểm của các loại lá lợp này khác nhau như thế nào? Hãy cùng xem bài viết sau đây.
Lá dừa lợp nhà
Lá dừa được sử dụng để lợp nhà chủ yếu là lá dừa nước. Đây là loại cây mọc rất nhiều ở các tình miền Nam. Cây dừa nước thường mọc ở các khu vực bờ sông, kênh rạch,… Đây là loại lá lợp mái nhà chủ đạo đối với những căn nhà tại miền Nam thời gian trước đây khi mà các loại vật liệu lợp nhà khác chưa có.
Lá dừa nước lợp nhà được làm thành 2 loại: lá dừa xé và lá dừa chằm. Lá dừa xé rẻ hơn lá chằm về giá bán nhưng khó lợp hơn lá dừa chằm.
Ưu điểm: Lá dừa nước là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên với trữ lượng rất lớn. Giá thành rẻ hơn so với các vật liệu lá lợp khác. Mái lá dừa rất mát cho mùa hè và đỡ tiếng ồn và mùa mưa. Độ bền có thể tới 10-20 năm tùy vào điều kiện môi trường.
Nhược điểm: dễ bị cháy khi gặp lửa. Không chống chịu được với gió bão, không tái sử dụng được. Để khắc phục những nhược điểm này bạn có thể tham khảo sản phẩm lá dừa nhân tạo.
Lá cỏ tranh lợp nhà
Lá cỏ tranh cũng là một loại lá được sử dụng để lợp nhà khá phổ biến, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên. Những căn nhà được thiết kế lợp mái cỏ tranh mang đậm nét cổ xưa, yên bình, giản dị,… Vì vậy mái lá cỏ tranh được ứng dụng khá phổ biến tại các khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp.
Ưu điểm: Là loại vật liệu nhẹ, thoáng mát và độ bền cao. Sau thời gian sử dụng 15-20 năm mới phải thay một lần. Nếu lợp dày 15 – 20 cm thì phải 20-30 năm mới phải thay một lần.
Nhược điểm: dễ bị cháy khi gặp lửa, không tái sử dụng được.
Địa chỉ bán tranh lợp nhà giá rẻ tại TPHCM
Xem thêm: mái tranh nhân tạo
Lá cọ lợp nhà
Lá cọ là loại lá đặc trưng ở khu vực một số tỉnh phía Bắc. Nhà lợp bằng mái cọ rất sạch, bền và thoáng mát. Đặc điểm của lá cọ gần giống với lá dừa. Miền Bắc phổ biến có lá cọ, còn miền Nam là lá dừa nước.
Ưu điểm: Độ bền của lá cọ trên dưới 20 năm trong điều kiện thích hợp. Lá cọ già được phơi khô rất chắc chắn. Mái lá cọ cũng rất mát cho mùa hè.
Nhược điểm: Dễ cháy khi gặp lửa. Không tái sử dụng được.
Lá guột lợp nhà
Lá guột còn có các tên gọi khác: cỏ tế, ràng ràng, vọt, guột cứng,… thuộc họ guột là một họ thực vật ngành dương xỉ. Bên ngoài có vỏ cứng, khi khô có màu nâu. Ngày xưa lá guột chủ yếu dùng làm nguyên liệu đan lát sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ là chính. Lá guột chỉ mới được đưa vào sử dụng làm nguyên liệu lợp mái nhà cách đây khoảng hơn 10 năm, nhưng những giá trị mà lá guột mang lại là vô cùng lớn. Sau quá trình sử dụng, người ta thấy rằng, độ bền, độ thẩm mỹ của lá guột hơn hẳn các loại lá lợp truyền thống lúc trước.
Ưu điểm: mái lá guột có độ bền cao, độ dốc mái nhà khi lợp lá guột chỉ cần 20-35 độ thấp hơn rất nhiều so với độ dốc của mái khi lợp bằng các loại lá lợp khác. Lá guột có màu nâu sậm, sáng bóng nhìn rất sang trọng nên được các công trình cao cấp hiện nay rất ưa chuộng. Đặc biệt các công trình resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Nhược điểm: giá thành cao, thi công đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
Xem thêm: Guột nhân tạo
Loại lá lợp nhà từ tự nhiên nào tốt nhất?
Lá guột là loại lá lợp tốt nhất so với lá dừa nước, lá cỏ tranh, lá cọ. Lá guột có thể lợp được đối với những mái có độ dốc thấp từ 20 độ. Mái lá guột có thẩm mỹ cao hơn, nhìn rất đều và ngăn nắp chứ không lụm xụp như lá dừa, lá cọ hay cỏ tranh. Vì đặc tính lá guột là dạng thân giống như thân cây dương xỉ, khi phơi khô có lớp vỏ cứng bên ngoài, nên độ bền của lá guột cao hơn các loại lá khác từ 10-15 năm.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có cho mình thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về các loại lá lợp nhà từ tự nhiên hiện nay. Tre Trúc Huy Hoàng là đơn vị chuyên cung cấp các loại lá lợp nhà giá rẻ uy tín tại TPHCM. Quý khách có nhu cầu cần tư vấn về kỹ thuật, dự toán khối lượng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0921.27.27.27 để nhận báo giá tốt!
Bài viết liên quan: