Tre nứa là một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá của Việt Nam. Không chỉ có tác dụng làm rừng phòng hộ, chống xói mòn. Tre còn là nguyên vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, tài nguyên tre Việt Nam đang dần bị suy thoái và cạn kiệt theo thời gian. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về diện tích và trữ lượng thực thực tế của tre ở nội dung chia sẻ dưới đây.
Trữ lượng rừng tre tự nhiên
Theo số liệu thống kê rừng Việt Nam năm 1999 của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng TW, tài nguyên tre Việt Nam có 1.489.068 hecta. Con số này chiếm khoảng 4,53% tổng diện tích lãnh thổ Việt Nam. Trong đó có 8.400.767.000 trữ lượng cây tre. Bao gồm cả rừng tre tự nhiên, rừng thuần tre, rừng hỗn giao và tre trồng.
- Rừng tre tự nhiên chiếm 14,99 diện tích rừng tự nhiên. Tổng trữ lượng là 8.304.693.000 cây.
- Rừng thuần loại có khoảng 8,36% diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng là 5.863.091.000 cây
- Rừng hỗn giao tre chiếm 6,63% tổng diện tích rừng tự nhiên, trữ lượng khoảng 2.441.602.000 cây
- Diện tích rừng tre trồng chiếm khoảng 4,99 tổng diện tích rừng trồng.
Trữ lượng rừng tre trồng
Diện tích rừng tre trồng ở Việt Nam là 73.516 hecta, chiếm 4,99% tổng diện tích rừng trồng. Trữ lượng cây tre trong rừng trồng theo số liệu thống kê là 96.074.000 cây, chiếm 5,06% tổng diện tích rừng tre tự nhiên. Tuy nhiên trữ lượng của nó chỉ chiếm khoảng 1,16% so với trữ lượng tre tự nhiên. Như vậy có thể thấy rằng, rừng tre tự nhiên trên một hecta cao đến gấp 5 lần so với số lượng cây tre ở rừng trồng.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ, sử dụng tre ngày càng tăng cao. Không chỉ trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ mà tre đã dần trở thành vật liệu mũi nhọn trong các công trình xây dựng hiện nay. Tre góp mặt và đóng vai trò quan trọng trong các công trình với phong cách hoài cổ. Chính vì vậy trong những năm gần đây, kế hoạch trồng rừng tre ngày càng được đẩy mạnh. Đặc biệt là trong các nền kinh tế hộ gia đình.
Theo thống kê, trong số khoảng 73.516 hecta rừng tre trồng thì có 60.482 hecta rừng nguyên liệu. Diện tích này chiếm 82%, trong đó, rừng cấp tuổi hai có 69.278 hecta, chiếm 94%. Diện tích rừng do hộ gia đình và tập thể quản lý có 62.905 hecta, chiếm 85,6%.
Trữ lượng và diện tích rừng tre theo thời gian
Theo số liệu kiểm kê, trữ lượng và diện tích rừng tre theo thời gian như sau:
Năm kiểm kê | Rừng tre tự nhiên | Rừng tre trồng | ||
Diện tích | Trữ lượng | Diện tích | Trữ lượng | |
1983 | 395.700 | 1.050.000 | 4.084,7 | 46.300.97,1 |
1990 | 498.600 | 1.048.600 | 6.022,3 | 43.700.47,1 |
1999 | 626.331 | 626.331 | 73.516 | 73.516.96,074 |
Trên thực tế có rất nhiều rừng gỗ sau khi được khai thác đã bị các rừng tre xâm lấn, trở thành rừng gỗ – tre. Tuy nhiên các loại cây lấy gỗ không ngừng được khai thác nên chỉ còn lại rừng thuần tre. Bên cạnh đó, việc khai thác, chặt phá tre bừa bãi, không có kế hoạch tái sinh cho tre nên nguồn tài nguyên tre Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Thậm chí chỉ còn lại những vùng đất trống trơ trọi. Vì vậy sau mỗi lần kiểm kê, số lượng, diện tích, trữ lượng và chất lượng tre có sự biến động rõ rệt. Ngoài ra, không gian, vị trí, phân bố tre cũng có sự thay đổi.
Diện tích rừng tre và chi tre phân bổ theo vùng miền
Trong tài liệu Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên năm 2000 cho biết tài nguyên tre Việt Nam có 20 chi với tổng cộng 150 loài. Năm 1973 ban thực vật chí thuộc Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra. Vùng được thực hiện là lưu vực sông Gâm, sông Lô và sông Chảy. Trong giai đoạn 1973 -1975 Vũ Dũng đã mở rộng phạm vi nghiên cứu về tre trên toàn miền Bắc. Kết quả cho thấy có 10 chi, 48 loài được chia thành 4 dạng, 2 thứ. Những đã không còn mẫu vật để nghiên cứu.
Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu ở tài nguyên tre Việt Nam 25 tỉnh thành. Thu được 190 mẫu vật của các loài tre và lưu giữ tại Viện. Giám định sơ bộ tên khoa học của tre được chia thành 13 chi với 37 loài (từ 62 trong 190 mẫu vật thu được). Trong những năm sau đó và đến nay, việc điều tra và giám định, phân loại tre vẫn đang được tiến hành.
Vùng phân bố | Tổng diện tích | Rừng tự nhiên | Rừng trồng |
Đông Bắc | 322.889 | 176.449 | 133.745 |
Tây Bắc | 108.386 | 57.218 | 42.503 |
ĐB Sông Hồng | 91 | 80 | 0 |
Bắc Trung Bộ | 323.149 | 172.999 | 99.11 |
Tây Nguyên | 334.113 | 210.343 | 123.77 |
Duyên hải miền Trung | 30.036 | 27.519 | 2.517 |
Đông Nam Bộ | 370.404 | 144.613 | 225.686 |
Lời kết
Nội dung chia sẻ cho thấy tài nguyên tre Việt Nam khá đa dạng và phân bổ khắp mọi vùng miền. Nó đã trở thành một trong những nguyên vật liệu quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Đừng ngại liên hệ đến Tre Trúc Huy Hoàng để được tư vấn, giải đáp miễn phí về các nguyên liệu từ tre trúc.
Bài viết liên quan: