Gùi tre: đặc điểm, phân loại, chức năng và ý nghĩa

Gùi tre có mấy loại

Hình ảnh người phụ nữ với chiếc gùi trên lưng đã trở thành biểu tượng tiêu biểu của những người dân tộc thiểu số vùng cao. Từ phụ nữ, đàn ông, người già, trẻ em đều có những chiếc gùi tre với công năng và kích thước phù hợp. Mỗi chiếc gùi tre được xem là biểu tượng cho mỗi dân tộc. Gùi tre có mấy loại, vài trò và ý nghĩa của gùi tre là gì? Hãy cùng Tre Trúc Huy Hoàng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Gùi tre là gì?

Gùi tre (tên gọi khác là: gùi, cái gùi, chiếc gùi, lu cở,…) là một vật dụng được làm bằng nguyên liệu tre, nứa, lồ ô, mây đan thủ công. Sản phẩm rất phổ biến gắn liền với cuộc sống các dân tộc vùng cao. Gùi thường có 2 dây để tiện mang vác trên vai. Chức năng chính dùng để đựng đồ, vận chuyển hàng hóa.

Gùi tre có mấy loại?

Gùi được phân loại theo hoa văn, kích thước, chất liệu, công năng sử dụng. Mỗi chiếc gùi tre được xem là biểu tượng của mỗi dân tộc. Vì vậy những dân tộc khác nhau thì gùi cũng sẽ khác nhau. Đặc trưng là gùi của một số dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên như Ê Đê, M’Nông, JRai, S’Tiêng,.. Vùng núi phía Bắc như Mông, Tày, Thái, Dao,…

Trong gia đình, ai cũng có gùi riêng tùy theo độ tuổi của mình. Có nhiều loại gùi dành riêng cho các công việc khác nhau như: gùi thưa dùng để mang củi, mang ống nước từ rẫy, từ suối về nhà. Gùi cỡ lớn đan dày dùng đựng thóc, ngô… Gùi đan có họa tiết hoa văn đẹp thì dùng đi chợ.

Hình ảnh gùi tre trên vai người phụ nữ
Hình ảnh gùi tre trên vai người phụ nữ

Đặc điểm

– Người Ê Đê có chiếc gùi rất dễ nhận biết. Phần gùi có chân gỗ cao, miệng gùi rộng, phần đựng đồ nông.

– Người M’Nông thì chiếc gùi có đế thấp, viền đen ở giữa và viền đen ở gần miệng.

– Gùi của người Gia rai và Bana gần tương tự nhau, lỗ nan đan lớn, kích thước gùi lớn nhưng khác nhau phần chân đế.

– Gùi của người S’Tiêng đan rất tỉ mỉ bằng cây mây rừng.

– Đối với đồng bào dân tộc ở miền núi cao, bà con thường chế tác thân gùi có hình chữ A lộn ngược, đế nhỏ, miệng loe, gọn gàng, thuận tiện khi lên nương làm rẫy. Còn đồng bào dân tộc ở vùng thấp hơn, chế tác miệng và đáy gùi khá cân đối.

Vai trò và chức năng của chiếc gùi tre

Với địa hình đồi núi, đèo cao dốc đứng, đi lại khó khăn nên chẳng thể gồng gánh bằng các loại quanh gánh tre thông thường. Chiếc gùi bằng tre đeo sau lưng là một vật dụng sáng tạo của người dân để thích ứng với môi trường sống. Gùi có nhiều kích cỡ và kiểu dáng có thể dùng cả cho người già và trẻ con. Những chức năng cụ thể của gùi như:

  • Gùi đi nương: chứa các loại nông cụ lao động sản xuất, nông sản,…
  • Gùi đi rừng: chứa các loại măng, rau rừng, củ quả trong rừng,…
  • Gùi đi chợ: là những loại gùi có hoa văn đẹp mắt, còn là sự hãnh diện của người phụ nữ khi đeo chiếc gùi trên vai.
  • Chiếc gùi gần như có thể chứa đựng mọi thứ với trọng lượng phù hợp với sức khỏe của người đeo.
Gùi tre đi rẫy
Gùi tre đi rẫy

 Ý nghĩa của gùi tre

– Chiếc gùi như sự chuẩn bị cho một mùa thu hoạch với hy vọng về một mùa vụ bội thu, ấm no, hạnh phúc. Vào dịp tết, chiếc gùi cũng được gia chủ dán giấy đỏ làm lễ nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một mùa vụ mới.

Đan gùi tre
Đan gùi tre

– Với người Mông thì chiếc gùi là sản phẩm đan đặc trưng của người đàn ông. Việc đan gùi cũng giống như việc đàn ông dân tộc Mông phải biết thổi khèn.

– Chiếc gùi ngoài nhiệm vụ mang vác, nó còn thể hiện văn hoá riêng của mỗi dân tộc.

Ý nghĩa chiếc gùi tre
Ý nghĩa chiếc gùi tre

– Gùi là vật trưng bày trong các bảo tàng, nhà trưng bày tại các khu du lịch. Chiếc gùi là vật dụng hỗ trợ dịch vụ du lịch, làm quà tặng lưu niệm, hàng xuất khẩu đi nước ngoài.

– Đan gùi vừa để góp phần gìn giữ nghề truyền thống vừa để bán nhằm tăng thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình.

Trên đây là chia sẻ của Tre Trúc Huy Hoàng về chiếc gùi tre – vật dụng gắn liền với cuộc sống của cá dân tộc vùng cao. Hy vọng sẽ đem lại cho bạn những thông tin hữu ích.

5/5 - (1 bình chọn)