Cây guột là cây gì? Đặc điểm, công dụng của cây guột như thế nào? Những ưu nhược điểm của cây guột ra sao? Lá guột lợp mái nhà có bền không? Hãy cùng Tre Trúc Huy Hoàng đi tìm hiểu chi tiết các vấn đề này trong bài viết sau đây.
Cây guột là cây gì?
Cây guột (tên khoa học Dicranopteris linearis) thuộc họ Guột (Gleicheniaceae) là một họ thực vật thuộc ngành Dương xỉ. Ở nước ta cây guột có một số tên gọi khác như cỏ tế, vọt, cỏ đế, ràng ràng,… Ở nước ta, cây guột thường mọc hoang ở rừng nhiệt đới phía Bắc nước ta. Mùa khai thác guột vào tháng 9 âm lịch hàng năm.
Đặc điểm
Cây guột có phần thân mọc ở dưới đất, khi tươi có màu xanh tự nhiên. Khi già và héo đi có màu nâu đỏ. Chiều cao trung bình từ 30cm – 60cm và có thể đạt tới 1.5m. Mọc chủ yếu ở các khu rừng miền núi phía bắc và một số tỉnh miền trung những nơi có khí hậu ẩm ướt và độ ẩm cao. Cây guột mọc ở khắp mọi nơi, chỉ cần có độ ẩm là chúng có thể phát triển. Thực tế là chúng còn gây hại cho bà con nông dân vì đặc tính phát triển nhanh, khó diệt tận gốc rễ vì phần thân ẩn sâu dưới lòng đất. Vào mùa khô thì dễ gây ra cháy rừng vì guột khô dễ bắt lửa.
Ưu điểm của cây guột
Guột dễ sinh trưởng mà không cần phải chăm sóc, đa số là mọc hoang trong các rừng nhiệt đới có độ ẩm cao. Vì vậy giá thành nguyên liệu này cũng không quá cao so với các loại nguyên liệu tự nhiên cao cấp khác.
Những sợi guột có màu đỏ nâu tự nhiên rất đẹp. Vì vậy màu không cần sử dụng tới các thành phần hóa học để nhuộm màu hay xử lý cho guột. Để tăng độ bền và giữ cho màu sắc của sản phẩm tươi tắn người ta chỉ cần xịt lên một loại dầu bóng. Sợi guột dẻo dai dễ dàng trong quá trình tạo hình đan lát ra các sản phẩm với nhiều hình thù phức tạp. Vì là nguyên liệu từ tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường và an toàn với người sử dụng.
Công dụng của cây guột
Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ
Guột được sau khi được kha thác sẽ trải qua quá trình làm sạch, phơi khô. Trước kia người dân chỉ dùng guột để đan các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như: rổ, rá, mũ, nón. Giờ đây khi xã hội phát triển thì các sản phẩm từ guột cũng được cải tiến về mẫu mã cũng như chất lượng để giao thương tới các địa phương khác và đặc biệt là xuất khẩu nước ngoài.
Làng nghề đan guột nổi tiếng và lâu đời hiện nay phải kể tới là làng Lưu Thượng Xã Phú Túc, Huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Dùng để lợp mái nhà
Lá guột rất được ưa chuộng trong các công trình xây dựng bằng các vật liệu từ tự nhiên như nhà chòi. Nhà nghỉ mát, nhà đón khách tại các khu du lịch, resort, homestay. Mái được lợp bằng lá guột có độ bền cao hơn lá cỏ tranh và lá dừa nước. Đặc biệt có khả năng chống nóng cho mùa hè rất tốt.
Để khắc phục một số những nhược điểm của guột tự nhiên như dễ cháy và bị gãy rụng trong quá trình sử dụng, bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm được làm từ nhựa nguyên sinh guột nhân tạo.
Dùng để trồng trang trí
Cây cỏ tế cũng được sử dụng trồng làm cảnh. Chúng thường được sử dụng để trồng trang trí các khu vực tiêu cảnh, sân vườn. Tạo một không gian xanh mát tươi mới.
Dùng làm chất đốt, phân bón
Guột dễ cháy và cháy đượm nên thường được người dân thu lượm về phơi khô làm chất đốt. Còn cây tươi được ủ làm phân xanh.
Làm than hoạt tính
Cây guột có thành phần giàu cacbon ở dạng khó phân hủy sinh học. Có độ bền cao nhờ cấu tạo đặc biệt bởi sự xen kẽ các lớp cenlulozơ. Với hệ vi mao quản phát triển và không chứa các kim loại độc hại như (Pb, Hg, As,…) nên cây guột có tiềm năng lớn để sử dụng như một dạng vật liệu đa năng để sản xuất sản phẩm than hoạt tính cao cấp ứng dụng trong lĩnh vực dược mỹ phẩm.
Sử dụng trong y học
Ðọt non từ cây guột ăn được. Nước chiết ra từ lá guột có tính kháng sinh. Lá cây được sử dụng ở Madagascar làm thuốc trị hen suyễn. Thân rễ được sử dụng trong dân gian làm thuốc trị giun.
Hy vọng nội dung bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích dành cho quý độc giả. Tre Trúc Huy Hoàng là đơn vị chuyên cung cấp các loại nguyên liệu tre trúc, thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan, lá lợp nhà uy tín tại TPHCM. Quý khách có cầu mua hàng vui lòng liên hệ hotline 0921.27.27.27 để nhận tư vấn báo giá miễn phí!
Bài viết liên quan: