Bánh tráng phơi sương là đặc sản rất nổi tiếng của người dân tỉnh Tây Ninh. Với hương vị thơm ngon say đắm lòng người, món ăn này đã trở thành một đặc sản nức tiếng. Để thỏa mãn đam mê ẩm thực từ món ăn dân giã này Tre Trúc Huy Hoàng sẽ hướng dẫn mọi người cách làm và bảo quản bánh tráng phơi sương chuẩn vị Tây Ninh. Hãy cùng theo dõi nhé!
Bánh tráng phơi sương có nguồn gốc ở đâu?
Thật ra đến bây giờ người ta vẫn không xác định rõ được nguồn gốc chính xác của bánh tráng phơi sương đặc sản Tây Ninh. Thế nhưng có một tương truyền rằng có một gia đình người miền Trung di cư vào vùng Gia Định (là huyện Trảng Bàng ngày nay). Họ kiếm sống, mưu sinh bằng nghề bánh tráng. Vào một buổi tối, cô con dâu của gia đình đã để quên 2 ráng bánh vừa tránh xong ở ngoài sương đêm.
Hôm sau cả nhà phát hiện sự việc, tưởng bánh hư định la rầy cô con dâu. Nhưng sau đó chồng cô gái đã đem những tráng này cuộn thịt luộc và rau rừng thì phát hiện một điều thú vị là bánh rất ngon. Từ đó bánh tráng phơi sương ra đời.
Xem thêm: Địa chỉ cung cấp liếp tre phơi bánh tráng giá rẻ tại TPHCM và các tỉnh.
Đặc điểm
Bánh tráng phơi sương có những đặc điểm nổi bật, riêng biệt không lẫn với bất kỳ một loại bánh tráng nào khác. Loại bánh này có đặc tính dẻo đặc trưng. Vị bánh mặn, có hình tròn tương tự các loại bánh tráng khác nhưng có màu trắng đục hơn. Hai mặt bánh đều có những hạt dạng bong bóng nổi lên. Người dùng có thể ăn bánh trực tiếp mà không cần phải đem nướng giòn hay nhúng nước.
Thành phần
Các thành phần chính trong bánh tráng phơi sương Tây Ninh là gạo và muối. Gạo dùng để làm bánh phải là loại gạo ngon và còn mới. Còn muối được dùng để tăng thêm hương vị đặc trưng cho bánh.
Công dụng
Mọi người có thể dùng bánh tráng Tây Ninh theo sở thích riêng của mình. Tuy nhiên các công dụng chính của sản phẩm là:
- Dùng để cuốn: Bán có độ mềm dẻo, cảm giác ngậy và bùi rất đặc trưng. Bạn có thể dùng để cuốn thịt luộc với rau rừng, cuốn bò lá lốt, tai heo luộc hoặc thịt bắp heo,…đều rất ngon.
- Dùng để ăn với muối tôm: Bánh tráng phơi sương ăn với muối tôm là món quà vặt được rất nhiều người yêu thích. Người ta thường cắt nhỏ miếng bánh rồi ăn cùng với muối tôm. Hoặc cũng có thể cuốn với hành phi, muối tôm, sa tế,… trở thành món quà vặt ngon – bổ – rẻ già trẻ, gái trai đều yêu thích.
Cách làm bánh tráng phơi sương mềm dẻo chuẩn vị Tây Ninh
Cách làm bánh tráng phơi sương chuẩn vị Tây Ninh gồm có 5 bước cơ bản như sau:
Công đoạn xay bột bánh
Sau khi chọn được gạo ngon để làm bánh, người ta sẽ đem ngâm rồi xay thành bột mịn. Gạo được xay xong sẽ trộn với một lượng muối vừa phải để tạo vị mặn đặc trưng cho bánh.
Tráng bánh
Tiếp đến, người thợ sẽ lọc bột thật kỹ để loại bỏ tạp chất và cặn lắng trong bột. Sau đó trộn bột cho đến khi sánh mịn đạt được độ nhuyễn nhất định đem đi tráng.
Ở đoạn tráng bánh, bạn cần chuẩn bị một nồi nước rồi căng một lớp vải mỏng trên mặt nồi. Đảm bảo miếng vải phải được cố định, không bị dịch chuyển khi tráng bánh.
Khi nước sôi, bạn đổ một lượng bột vừa đủ lên mặt vải rồi dàn đều khắp miệng nồi. Đến khi bánh chín bạn dùng một chiếc nẹp tre để lấy bánh từ khuôn trải lên phên để phơi. Các bước thực hiện phải rất khéo léo để bánh không bị rách.
Phơi nắng
Bánh tráng sau khi được rải ra phên sẽ được đem phơi khô dưới ánh nắng khoảng 3 – 4 giờ cho bánh khô. Sau đó chúng sẽ được đặt vào nơi thoáng mát để bánh dịu lại rồi mới gỡ ra. Nếu gỡ ngay bánh sẽ rất dễ bị vỡ vụn.
Nướng bánh
Đây là một trong những công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon và sự đặc biệt của bánh. Bạn cần chuẩn bị một lò nướng chuyên dụng, nhiên liệu đốt là vỏ đậu phộng để nướng bánh. Chỉ nên nướng sơ trên mặt lửa đến khi bánh nổi các hạt bong bóng nhỏ và chuyển sang màu trắng đục là được.
Phơi sương bánh tráng
Đây là công đoạn đóng vai trò “tiên quyết” cho sự thành hay bại của món bánh tráng. Do đó mọi người cần phải thực hiện một cách công phu, tỉ mỉ và tâm huyết nhất.
Thời điểm phơi sương tốt nhất của bánh là lúc nửa đêm hoặc tờ mờ sáng. Vì vậy để có được món bánh ngon bắt buộc bạn phải thức đêm dậy sớm để canh được thời điểm phơi sương bánh tốt nhất. Nếu phơi sương quá lâu bánh sẽ bị mềm và mất đi sự đặc biệt của vị bánh Tây Ninh.
Sau khi cảm thấy bánh đã thấm đủ lượng sương cần thiết để đạt được độ mềm tốt nhất thì sẽ được thu lại. Bánh được cất trữ trong bao và lót lá chuối bên trong để giữ bánh luôn có được độ mềm, xốp chuẩn vị. Món bánh này thường được người Tây Ninh chấm với nước mắm chua ngọt, rất ngon, lạ miệng và giàu giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe.
Cách bảo quản bánh tráng phơi sương không bị cứng
Cách bảo quản bánh tráng phơi sương tốt nhất là ăn đến đâu lấy đến đấy. Không được để bánh tiếp xúc lâu với gió và không khí. Như vậy bánh sẽ dễ bị khô, cứng, mất ngon. Bạn hãy bảo quản bánh trong các thùng xốp kín hoặc các bao nilon sạch. Thời hạn sử dụng bánh thường chỉ có 7 ngày. Thế nên mọi người chú ý làm bánh hoặc mua bánh với lượng vừa đủ nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm của người làm bánh thì bạn nên cất bánh trong ngăn đông tủ lạnh để bảo quản bánh tốt hơn.
Lời kết
Bánh tráng phơi sương là đặc sản nức tiếng của người dân Tây Ninh. Vì vậy ai cũng muốn tìm mua để làm quà cho người thân, bạn bè. Nếu cần tìm hiểu và chọn mua liếp tre phơi bánh ngon chuẩn vị Tây Ninh. Mọi người hãy liên hệ đến Tre Trúc Huy Hoàng để được hỗ trợ miễn phí nhé!
Bài viết liên quan: